Khối ngoại giao dịch đột biến, bán ròng hơn 2.000 tỷ đồng
Kinhtedothi - Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng giao dịch đột biến trong tuần, bán ròng với giá trị 2.178,71 tỷ đồng trên HOSE. Đây là đang là chuỗi bán ròng đột biến liên tiếp của khối ngoại trên HOSE, mua ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 220,94 tỷ đồng.
Tổng kết tuần này, lực bán áp đảo trên thị trường chứng khoán. VN-INDEX kết thúc tuần đầu quý II/2024 ngập sắc đỏ.
Trước đó, 2 phiên đầu tuần biến động nhẹ, áp lực bán bắt đầu gia tăng mạnh hơn trong những phiên cuối tuần khi VN-INDEX, VN30 cho tín hiệu kết thúc xu hướng tăng ngắn hạn, tâm lý nhà đầu tư kém lạc quan.
Kết tuần, VN-INDEX giảm 2,23% so với tuần trước về mức 1.255,11 điểm, quay trở lại kiểm tra vùng giá cao nhất năm 2023 tương ứng 1.245 điểm -1.255 điểm.
VN-INDEX vẫn đang vượt lên các vùng kháng cự quan trọng trung dài hạn như 1.200 điểm, 1.250 điểm. HNX-INDEX kết thúc tuần ở mức 239,69 điểm giảm 1,20% so với tuần trước.
Trong tuần, thanh khoản trên HOSE đạt 127.065 tỷ đồng, tăng 12,4% so với tuần trước, ở mức trung bình, cải thiện trở lại khi Công ty CP chứng khoán VNDRIECT đã kết nối với các sở giao dịch.
Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch đột biến trong tuần, bán ròng với giá trị 2.178,71 tỷ đồng trên HOSE. Đây là đang là chuỗi bán ròng đột biến liên tiếp của khối ngoại trên HOSE, mua ròng khá mạnh trên HNX với giá trị 220,94 tỷ đồng.
Thị trường đón nhận nhiều thông tin trong tuần như: Chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI - ngành sản xuất Việt Nam giảm về dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 3/2024, với kết quả 49,9 điểm sau khi đạt 50,4 điểm trong tháng 2. PMI toàn phần ngành sản xuất ASEAN tăng lên 51,1 điểm trong tháng 3/2024, từ mức 50,4 điểm trong tháng 2.
Tổng cục Thống kê xây dựng 3 kịch bản lạm phát cho năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%; 4,2% và 4,5%. Các bộ trưởng cấp cao của OPEC+ ngày 3/4/2024 đã quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng dầu.
Trong tuần qua, dưới áp lực bán trong của khối ngoại, nhóm cổ phiếu VN30 có diễn biến kém tích cực với mức giảm 3,02% so với tuần trước. Các cổ phiếu ngân hàng ngoại trừ SGB (+2,82%) hầu hết đều chịu áp lực điều chỉnh mạnh, thanh khoản gia tăng vượt mức trung bình như MBB (-8,07%), VIB (-7,72%), CTG (-6,61%), STB (-6,33%), TCB (-4,94%)...
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng chịu áp lực bán mạnh, đặc biệt trong phiên cuối tuần sau giai đoạn tăng giá tốt như TVB (-10,38%), ORS (-8,31%), AGR (-8,07%), VDS (-7,73%), VCI (-7,62%)... ngoài BVS (+10,45%), IVS (+7,03%) tăng giá.
Nhóm cố phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su sau giai đoạn tăng giá khá mạnh, cũng chịu áp lực bán mạnh trong những phiên cuối tuần, thanh khoản tăng mạnh với SIP (-9,89%), DPR (-7,16%), SZC (-6,48%), SNZ (-6,38%), KBC (-5,58%).... ngoài NTC (+4,55%), LHG (+0,97%) tích cực hơn.
Trong khi đó các cổ phiếu bất động sản có diễn biến phân hóa tích cực hơn nổi bật như NVL (+6,09%) khi được bổ sung vào danh mục cho vay ký quỹ, HAR (+11,59%), NTL (+8,78%), PXL (+6,77%), TCH (+5,10%)... bên cạnh nhiều mã chịu áp lực điều chỉnh mạnh như HPX (-8,78%), VPH (-6,47%), IJC (-5,70%), ITC (-5,67%)...
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng có diễn biến tăng giá nổi bật trước những thông tin về dự án Lô B Omôn và giá dầu tăng giá mạnh, rất nhiều mã tăng mạnh như POS (+20,31%), PVC (+11,49%), PGS (+11,11%), PTV (+10,87%), PVS (+7,65%), PVB (+7,41%)...0 điểm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận