Lĩnh vực: Tài chính
Giải thích thuật ngữ
PMI
Chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) là chỉ số đo lường “sức khoẻ” kinh tế của ngành sản xuất. PMI dựa trên năm chỉ số thành phần chính: đơn đặt hàng mới, mức tồn kho, sản xuất, giao hàng từ nhà cung ứng và môi trường lao động. Mục đích của PMI là cung cấp thông tin về các điều kiện kinh doanh hiện tại cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà phân tích và quản lý mua hàng của các công ty/tập đoàn.
Dữ liệu để tạo thành báo cáo PMI được thu thập bằng cách sử dụng các cuộc khảo sát hàng tháng gửi đến các giám đốc điều hành mua hàng tại khoảng 300 công ty. PMI trên 50 tương ứng với sự mở rộng hoạt động sản xuất so với tháng trước. Một chỉ số PMI dưới 50 cho thấy sự chững lại, và một chỉ số ở ngay mức 50 nghĩa là không có thay đổi. Viện Quản lý Cung ứng (The Institute of Supply Management) là cơ quan công bố chỉ số PMI mỗi tháng. Mặc dù ISM còn phát hành một số chỉ số khác, PMI là dữ liệu được áp dụng rộng rãi nhất và đôi khi nó còn được gọi là chỉ số ISM.