24HMONEY đã kiểm duyệt
Ngành ngân hàng hiện tại ra sao?
1. Diễn biến ngành
1.1. Tín dụng: Tốc độ tăng trưởng khả quan
Tín dụng toàn hệ thống ghi nhận mức tăng trưởng 12,5% tính tới 7/12/2024, cao hơn so với mức tăng trưởng trên 9% cùng kỳ 2023 với động lực chính đến từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp, trong khi tín dụng bán lẻ hồi phục chậm hơn. Các ngân hàng tư nhân có tỷ trọng cho vay doanh nghiệp BĐS, xây dựng ở mức cao ghi nhận mức tăng trưởng khả quan hơn so với trung bình ngành như TCB, HDB, LPB, NAB, MSB.
Nhu cầu tín dụng gia tăng mạnh về cuối năm đến từ các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và nhu cầu tiêu dùng, đầu tư từ cá nhân.
Dư địa cho vay toàn hệ thống ở mức dồi dào, nhiều ngân hàng chưa sử dụng hết room tăng trưởng tín dụng được NHNN phân bổ. Một số ngân hàng tư nhân năng động có khả năng mở rộng tín dụng đạt đến 80% chỉ tiêu như TCB, MBB, MSB, TPB… có thể tiếp tục được nới hạn mức tín dụng trong đợt cấp bổ sung vào cuối tháng 11 và nhóm ngân hàng này dự kiến có thể đạt mức tăng trưởng tín dụng khoảng 20% trong năm 2024.
Tín dụng bán lẻ tăng chậm: Tỷ trọng tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ của các ngân hàng niêm yết tiếp tục giảm nhẹ từ mức 44,4% cuối năm 2023 xuống 43,8% tại thời điểm cuối Q3.2024, với mức tăng khoảng 9,9% ytd. Đà hồi phục rõ ràng hơn trong Q3 nhờ động lực chủ yếu từ tập khách hàng cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, và một phần từ cho vay mua nhà.
Tín dụng kinh doanh bất động sản tăng trưởng tích cực: Dư nợ doanh nghiệp kinh doanh BĐS và xây dựng của các TCTD tăng khoảng 10,7% ytd vào cuối Q3.2024
Tín dụng trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục thu hẹp: Quy mô thị trường tiếp tục thu hẹp, hiện chiếm 6,6% tổng tín dụng đối với nền kinh tế do khối lượng phát hành mới thấp trong khi lượng đáo hạn và chủ động mua lại vẫn tiếp diễn
Lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp kỷ lục: Cuối Q3.2024, lãi suất cho vay trung bình ghi nhận trên BCTC các ngân hàng niêm yết giảm khoảng 2,7% từ mức đỉnh Q1.2023, và giảm 1,9% so với cuối Q4.2024. Đây là mức lãi suất thấp nhất trong nhiều năm qua.
Lãi suất huy động chịu áp lực tăng nhẹ
1.2. CASA trên đà phục hồi
Toàn hệ thống ngân hàng ghi nhận tỷ lệ CASA đạt 20,3%. Trong 2024, tỷ lệ CASA dao động quanh mức 20%, hồi phục từ vùng đáy 17,6% tại Q1.2023 nhờ lãi suất tiền gửi có kỳ hạn giảm nhanh, doanh nghiệp và cá nhân gia tăng lượng tiền mặt phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như một phần nhu cầu đầu tư khi các thị trường vàng, bất động sản sôi động hơn
1.3. NIM đi ngang trong 2024
Trong Q3.2024, NIM toàn ngành giảm 3 bps xuống 3,37% so với cuối năm 2023. Các ngân hàng nỗ lực duy trì mức NIM gần như đi ngang trong 3 quý gần đây, trong khi chênh lệch lãi suất huy động – cho vay thu hẹp tạo đáy mới (dưới mức đáy tại Q3.2023) khi lãi suất cho vay giảm nhanh và lãi suất huy động bắt đầu điều chỉnh tăng.
1.4. Thu nhập ngoài lãi: Hoạt động dịch vụ thanh toán, thẻ, tài trợ thương mại, bảo hiểm điều chỉnh trước các quy định mới
Kỳ vọng sang 2025 lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng khoảng 10% từ nền thấp của 2024 theo đà hồi phục của nền kinh tế và các ngân hàng đã tích cực điều chỉnh, cơ cấu lại hiệu quả các mảng hoạt động trong suốt thời gian qua. Trong đó, các ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ với tiềm năng bán chéo sản phẩm có mức tăng tưởng cao hơn trung bình ngành.
Kinh doanh ngoại hối không thuận lợi: Hoạt động đầu tư TPCP ở một số ngân hàng ghi nhận tăng trưởng âm khi so sánh với mức nền cao năm 2023. Trong điều kiện lãi suất trái phiếu có xu hướng đi ngang và thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào, triển vọng lợi nhuận mảng này trong thời gian tới sẽ không có nhiều thay đổi.
1.5. Chất lượng tài sản
Nợ xấu đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất: Nợ xấu và nợ tiềm ẩn rủi ro có dấu hiệu cải thiện: Cuối Q3.2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đi ngang đạt 2,2% trong 3 quý liên tiếp. Tỷ lệ nợ nhóm 2 liên tục giảm còn 1,7%. Tỷ lệ nợ gốc tái cơ cấu theo Thông tư 02 tương đối thấp ước tính dưới mức 0,5%. Tỷ lệ nợ ngoại bảng VAMC của các ngân hàng niêm yết ở mức 0,2%. Các khoản nợ bị ảnh hưởng bởi bão Yagi ghi nhận khoảng 192.000 tỷ đồng, chiếm hơn 1% dư nợ toàn hệ thống.
Áp lực gia tăng chi phí tín dụng và bộ đệm dự phòng: Bộ đệm dự phòng của toàn ngành ngân hàng tiếp tục thu hẹp trong 2024 với tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLCR trung bình toàn ngành giảm về mức thấp nhất trong 5 năm qua: Theo quy định, các doanh nghiệp sẽ phải trích lập dự phòng 100% cho nợ tái cơ cấu vào 31/12/2024. Bộ đệm dự phòng mỏng làm hạn chế khả năng xử lý nợ và gia tăng áp lực trích lập, đặc biệt ở những ngân hàng có tệp khách hàng rủi ro cao và có tỷ lệ nợ tái cơ cấu /tổng dư nợ cao. Các ngân hàng có tệp khách hàng đa dạng, có bộ đệm dự phòng vững chắc, tỷ trọng cho vay BĐS và TPDN trong tổng dư nợ tín dụng ở mức vừa phải sẽ có khả năng kiểm soát tốt chi phí tín dụng.
1.6. Lợi nhuận tiếp tục phân hóa trong Quý 3/24
2. Bảng khuyến nghị các ngân hàng 2025
Mã chứng khoán liên quan bài viết
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Nhà đầu tư lưu ý
Bàn tán về thị trường