menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Vương Nguyên Vũ

Diễn biến giá cổ phiếu và lợi nhuận doanh nghiệp không đồng pha

Nhiều cổ phiếu thủy sản, phân bón, năng lượng giảm giá từ đầu tháng 6 bất chấp công bố lợi nhuận quý II đột biến. 

Trái ngược diễn biến giá cổ phiếu và lợi nhuận

Mùa BCTC quý II đã qua, không đi ngược kỳ vọng và dự báo của giới phân tích, nhiều ngành như thủy sản, phân bón, thủy điện tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực so với cùng kỳ năm trước. Ngược lại, các ngành có lợi nhuận giảm so với cùng kỳ gồm gồm thép, chứng khoán. Tuy nhiên, diễn biến cổ phiếu lại không đồng pha với lợi nhuận doanh nghiệp.

co-phieu-loi-nhuan.png data-natural-width640

Cổ phiếu giảm giá mạnh bất chấp lợi nhuận doanh nghiệp đột biến.

Hưởng lợi từ nhu cầu tăng cao ở các thị trường chính và giá nguyên liệu tồn kho thấp, hàng loạt doanh nghiệp thủy sản công bố lợi nhuận quý II gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước. Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) báo lãi quý vừa qua gấp 3 lần cùng kỳ năm trước và thiết lập kỷ lục mới ở 784 tỷ đồng. Thủy sản Nam Việt (HoSE: ANV) ghi nhận lãi ròng gấp 10 lần quý II/2021 và đạt 241 tỷ đồng. Aquatex Bentre (HoSE: ABT) báo lãi đột biến 32 tỷ đồng, Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) đạt kỷ lục lợi nhuận mới với 114 tỷ đồng.

Song, sau khi kết quả kinh doanh được công bố, cổ phiếu VHC liên tục giảm giá từ vùng 115.100 đồng/cp đầu tháng 6 xuống 80.000 đồng/cp. ANV giảm từ vùng 63.750 đồng/cp giữa tháng 6 xuống 44.850 đồng/cp. FMC mất 27% giá trị trong vòng 1 tháng…

Ở lĩnh vực phân bón, lợi nhuận quý II của Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM) và Đạm Cà Mau (HoSE: DCM) cùng giảm tốc so với quý I nhưng vẫn tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy, cổ phiếu DPM và DCM giảm giá từ 28% - 31% trong vòng 1 tháng.

Hay Hóa chất Đức Giang (HoSE: DGC) đạt lãi ròng 1.783 tỷ đồng, gấp 5 lần cùng kỳ năm trước và lập kỷ lục mới. Quý II, tập đoàn đề ra mục tiêu lãi 1.300 tỷ đồng, gấp 2,6 quý III/2021. Ngược với tin tốt về hoạt động kinh doanh, cổ phiếu DGC giảm giá từ vùng 134.500 đồng/cp xuống 88.700 đồng/cp, tức giảm 34% tính từ giữa tháng 6.

Nhờ La Nila mạnh trở lại, mùa mưa kéo dài ở miền bắc, rất nhiều doanh nghiệp thủy điện như Vĩnh Sơn – Sông Hinh (HoSE: VSH), Thủy điện Thác Bà (HoSE: TBC), Thủy điện A Vương (UPCoM: AVC)… báo cáo lợi nhuận quý II gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước. Dù vậy, cổ phiếu VSH giảm giá từ giữa tháng 7 đến nay.

Kết quả kinh doanh của Vĩnh Sơn – Sông Hinh đạt tốt đã kéo kết quả mảng năng lượng của REE Corporation (HoSE: REE). Qua đó, REE ghi nhận lợi nhuận quý II tăng 56% đạt 597 tỷ đồng. Thế nhưng, cổ phiếu REE giảm giá từ vùng 98.000 đồng/cp về 78.600 đồng/cp trong hơn nửa tháng qua.

Ngược lại, cổ phiếu ngành thép, chứng khoán lại có phục hồi sau khi kết quả kinh doanh quý II được công bố không khả quan so với cùng kỳ năm trước. Như, SSI tăng giá từ vùng 17.000 đồng/cp lên 23.200 đồng/cp, VND tăng từ 16.000 đồng/cp lên 20.750 đồng/cp, VCI tăng từ 30.000 đồng/cp lên 42.700 đồng/cp… Cổ phiếu HPG, HSG, NKG hồi phục từ 10% đến 24% trong nửa tháng.

Nguyên nhân của sự lệnh pha

Nếu nhìn lại diễn biến giá cổ phiếu trong khoảng thời gian dài hơn có thể tìm ra được lý giải cho sự lệch pha trên. Bất chấp thị trường chung ảm đảm, hàng loạt cổ phiếu thủy sản, phân bón, năng lượng có đà tăng giá mạnh trước đó. Trong khi cổ phiếu ngành thép và chứng khoán giảm 50-70% so với đỉnh. Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu đã phản ánh các thông tin tốt và xấu trước khi kết quả kinh doanh quý II chính thức được công bố.

Mặt khác, triển vọng ngành trong nửa cuối năm cũng có thể tác động đến giá cổ phiếu. Với ngành thủy sản, nhiều chuyên gia phân tích cho rằng đã đạt đỉnh lợi nhuận trong quý II khi mà hưởng lợi tồn kho giá thấp không còn và xuất khẩu các tháng cuối năm được dự báo chậm lại. Với phân bón cũng tương tự, lợi nhuận đã có thể đạt đỉnh từ quý I và dự báo thu hẹp dần các quý tiếp theo.

Báo cáo mới đây của SSI Research khuyến nghị giảm tỷ trọng đối với những ngành mà lợi nhuận đã đạt đỉnh trong quý II hoặc quý III. Cụ thể, nhà đầu tư có thể cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu ngành liên quan đến hàng hóa như phân bón, thủy sản, hóa chất và dầu khí khi tăng trưởng lợi nhuận đạt đỉnh. Ngược lại, nhà đầu tư có thể xem xét các lĩnh vực mà tăng trưởng lợi nhuận đã đạt đỉnh và giá cổ phiếu đã điều chỉnh mạnh như thép trong dài hạn.

Ngoài ra, tăng trưởng lợi nhuận ngành thực phẩm và đồ uống, ngành vận tải, bán lẻ có thể đạt đỉnh trong quý III hoặc nửa cuối năm khi so với nền thấp cùng kỳ năm trước. Ngành liên quan đến xuất khẩu như may mặc, thủy sản, đồ gỗ và cảng gặp khó khi nhu cầu toàn cầu suy yếu trước tác động lạm phát.

Tăng trưởng lợi nhuận ngành chứng khoán tiếp tục bị ảnh hưởng tiêu cực trong nửa cuối năm theo diễn biến thị trường chứng khoán. Lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tích cực khi so với nền thấp nửa cuối năm 2021 nhưng tốc độ tăng trưởng giảm vào 2023 do tăng trưởng tín dụng chậm lại và áp lực trích lập dự phòng tăng lên.

Ngành được SSI Research đánh giá tích cực trong nửa cuối năm gồm bất động sản khu công nghiệp (hưởng lợi từ thu hút FDI), bảo hiểm (tăng lãi suất huy động), công nghệ thông tin và y tế.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Yêu thích
3 Bình luận 3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại