Chu kỳ nền kinh tế ( Phần 2 )- Thời điểm đầu tư của 11 nhóm ngành cơ bản
Mỗi giai đoạn, dù là tăng trưởng hay suy thoái - của môi trường kinh tế vĩ mô vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các nhà đầu tư.
Bởi vì, khách quan mà nói, mỗi giai đoạn chứa đựng trong nó những điều kiện đặc biệt, có thể là bất lợi cho ngành này nhưng lại là thuận lợi cho ngành kia.
Thực tế chứng minh rằng có những nhóm ngành phát triển mạnh mẽ và tạo nên hiệu suất tăng trưởng cao so với các nhóm ngành còn lại, kể cả trong điều kiện khủng hoảng kinh tế - tài chính.
Không nói thì ai cũng biết, điều tạo nên các sóng ngành tăng trưởng thu hút dòng tiền từ thị trường. Vì thể, hiểu rõ những tác động của từng giai đoạn lên từng nhóm ngành sẽ là lợi thế không nên bỏ lỡ đối với nhà đầu tư.
Chu kì kinh doanh và tương quan với chu kì thị trường chứng khoán
Dưới đây, tôi sẽ phân tích về 11 nhóm ngành cơ bản trong các giai đoạn kinh tế, bao gồm: tài chính, vận tải, công nghệ, tư liệu sản xuất, công nghiệp cơ bản, năng lượng, kim loại quý, hàng tiêu dùng không theo chu kỳ, chăm sóc sức khỏe, ngành tiện tích và hàng tiêu dùng theo chu kỳ.
1. Tài chính
Nhóm này thích hợp đầu tư ở hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu thị trường tăng giá tương ứng giai đoạn cuối chu kì kinh tế
Giai đoạn cuối thị trường giảm giá tương ứng giai đoạn đỉnh chu kì kinh tế
VD: Nhóm cổ phiếu ngân hàng chứng khoán.
2. Vận tải
Đầu tư ở đầu thị trường bò tót, tương ứng cuối suy thoái kinh tế. Ví dụ nhóm vận tải cảng biển, logictis và vận chuyển hàng hóa.
3. Công nghệ
Đầu tư từ phần giữa của giai đoạn đầu thị trường tăng giá đến giữa thị trường tăng giá, tương ứng đầu giai đoạn kinh tế hồi phục.
4. Tư liệu sản xuất
Đầu tư từ giai đoạn giữa đến giai đoạn cuối thị trường tăng giá, tương ứng từ đầu giai đoạn kinh tế hồi phục đến giữa giai đoạn kinh tế phục hồi.
5. Công nghiệp cơ bản
Đầu tư ở giai đoạn cuối của thị trường tăng giá, tương ứng trước của giai đoạn giữa phục hồi kinh tế.
VD: Nhóm hóa chất phân bón, khai thác gỗ, cao su, tinh chế kim loại.
6. Năng lượng
Đầu tư ở đỉnh thị trường chứng khoán, tương ứng với giai đoạn giữa chu kỳ kinh tế hồi phục.
VD: Dầu mỏ, khí đốt, sản xuất điện.
7) Kim loại quý
Đầu tư nhóm này ở giai đoạn đỉnh thị trường chứng khoán, tương ứng giai đoạn giữa phục hồi kinh tế.
8) Hàng tiêu dùng không theo chu kỳ
Đầu tư ở đầu giai đoạn thị trường giảm giá, tương ứng cuối giai đoạn kinh tế phục hồi.
9) Chăm sóc sức khoẻ
Đầu tư ở giai đoạn đầu thị trường giảm giá, tương ứng cuối giai đoạn kinh tế phục hồi.
10) Tiện ích
Đầu tư từ đầu đến giữa thị trường con gấu, tương ứng với cuối chu kỳ kinh tế hồi phục.
VD: Tiện nghi cơ bản như cung cấp điện, nước sạch.
11) Hàng tiêu dùng theo chu kì
Đầu tư cuối giai đoạn thị trường giảm và tương ứng đỉnh chu kì kinh tế.
VD: Các ngành tiêu dùng mang tính thị hiếu ví dụ như sản xuất ô tô, bất động sản, thời trang may mặc.
Cần lưu ý rằng, các chu kỳ có tính tương đồng nhưng không lặp lại. Ngoài ra, các yếu tố môi trường kinh doanh cũng chịu ảnh hưởng đa dạng từ nhiều yếu tố khác ngoài chính sách vĩ mô như thời tiết, địa chính trị, phát kiến mới,...
Bởi vậy, dù nắm vững lý thuyết về chu kỳ thị trường, nhà đầu tư cần áp dụng linh hoạt với góc nhìn đa chiều để thực hành và kiểm chứng từ chính thực tiễn với lý thuyết này.
Có câu hỏi hay thắc mắc về cổ phiếu có thể comment dưới bình luận. Mình sẽ hỗ trợ giải đáp!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận