Những kịch bản có thể xảy ra khi Mỹ tiến sát bờ vực vỡ nợ
Khách hàng của các ngân hàng đầu tư đang dồn dập đặt câu hỏi cho Phố Wall rằng điều gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính Mỹ trong những tuần tới hết tiền mặt và phải thực hiện điều không tưởng: không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn đối với trái phiếu Chính phủ, xương sống của hệ thống tài chính toàn cầu.
Khi sắp đến ngày 01/06, ngày mà Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cảnh báo Chính phủ có thể hết tiền mặt, vẫn chưa có thỏa thuận nào được công bố tính đến ngày 24/05 giữa nhóm của Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy về việc tăng trần nợ liên bang.
Những người tham gia thị trường lâu nay vẫn giả định rằng nếu Bộ Tài chính Mỹ cạn tiền mặt trong thời gian hai bên còn đàm phán, cơ quan này sẽ ưu tiên thanh toán lãi và gốc cho các trái phiếu Chính phủ Mỹ được nắm giữ công khai.
Tuy nhiên, giả định này chưa bao giờ được kiểm chứng và các quan chức Bộ Tài chính Mỹ từ lâu cũng công khai thể hiện sự nghi ngờ về tính khả thi của phương án ưu tiên này. Vì vậy, với tình hình bế tắc hiện tại, những người tham gia thị trường đang đưa ra một số kịch bản.
Một trường phái cho rằng tác động của việc ưu tiên như vậy có thể không quá nguy hiểm. Xét cho cùng, kể từ cuộc khủng hoảng giới hạn nợ năm 2011, những người tham gia thị trường đã vạch ra một quy trình để đối phó với việc Bộ Tài chính Mỹ thông báo rằng họ không thể thanh toán tiền lãi hoặc tiền gốc.
Nhưng giám đốc điều hành JPMorgan Chase & Co. Jamie Dimon đã cảnh báo vào đầu tháng này rằng ngay cả việc đứng ở bờ vực vỡ nợ cũng nguy hiểm, mang đến những hậu quả khó lường.
“Thời hạn càng đến gần, bạn sẽ càng hoảng sợ,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn ngày 11/05 với Bloomberg Television. “Một bản chất khác của thị trường mà bạn phải luôn nhớ: sự hoảng loạn là điều duy nhất khiến mọi người sợ hãi, khiến họ đưa ra những quyết định phi lý”.
Ngay cả đội ngũ chủ chốt giúp biên soạn các thủ tục trong trường hợp khẩn cấp, tức Nhóm Thực thi Thị trường trái phiếu Chính phủ (TMPG) do Fed New York hậu thuẫn, cũng đã đưa ra cảnh báo của riêng mình.
“Các thông lệ được dự tính trong tài liệu này có thể giúp giảm bớt một số hậu quả tiêu cực, ở mức tối thiểu, của việc thanh toán nợ không đúng hạn đối với hoạt động của thị trường trái phiếu Chính phủ. Song, TMPG tin rằng hậu quả của việc trì hoãn thanh toán sẽ rất nghiêm trọng”, tổ chức này cho biết trong báo cáo phát hành vào tháng 12/2021.
Hai phương án đó liên quan đến việc Fed mua trái phiếu Chính phủ Mỹ đã vỡ nợ hoặc hoán đổi chúng để lấy những trái phiếu chưa bị vỡ nợ trên bảng cân đối kế toán của mình.
Trong những tháng gần đây, ông Powell, hiện là chủ tịch của Fed, nhiều lần đưa ra thông điệp rằng mọi người đừng nên nghĩ rằng Fed có thể bảo vệ nền kinh tế nếu Quốc hội không giải quyết vấn đề trần nợ.
Dưới đây là một số kịch bản có thể xảy ra.
Fed ra mặt
Robert Perli và Benson Durham tại Piper Sandler & Co. Perli đã trở thành người đứng đầu bộ phận thị trường của Fed New York.
Theo quy trình vỡ nợ mà những người tham gia thị trường tổng hợp, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải thông báo, trước 10 giờ tối, rằng họ sẽ không thể trả nợ vào ngày hôm sau.
Hạ bậc xếp hạng tín nhiệm
Thông điệp đó sẽ ảnh hưởng tới Fedwire, một mạng lưới được thiết lập để phân phối các khoản thanh toán của Bộ Tài chính Mỹ đối với trái phiếu đáo hạn.
William Foster, một quan chức tín dụng cấp cao tại Moody’s Investors Service, cho biết chậm thanh toán nợ trái phiếu Chính phủ Mỹ sẽ dẫn đến việc hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Đối với Moody's, điều đó có nghĩa là đưa xếp hạng của Mỹ xuống AA1 từ AAA.
Mới đây, Fitch Ratings cũng cho biết có thể hạ bậc tín nhiệm của Mỹ từ mức AAA hiện tại vì căng thẳng chính trị ngày càng leo thang và ngăn cản Washington tiến tới thỏa thuận nâng trần nợ.
“Việc thanh toán lãi cho khoản nợ đã đáo hạn có thể bị trễ vài ngày. Nhưng sẽ không có tổn thất nào cho các nhà đầu tư, và điều đó sẽ rất quan trọng”, ông Foster nói, dựa trên giả định rằng một thỏa thuận sẽ nhanh chóng xuất hiện ở Washington để tăng hoặc đình chỉ trần nợ.
Việc trì hoãn thanh toán gốc và lãi đối với một số trái phiếu sẽ không gây ra tình trạng vỡ nợ đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán. Đây là điều khoản vỡ nợ chéo.
Làn sóng tái phân bổ tài sản
Đó là lý do tại sao tác động tức thời có thể được hạn chế phần nào.
“Chúng tôi nhận thấy có thể xảy ra sự hỗn loạn cục bộ trong trường hợp chính phủ Mỹ lỡ hạn thanh toán”, các chiến lược gia về lãi suất của JPMorgan nhận định.
Trong khi đó, RBC Capital Markets lại bày tỏ sự nghi ngờ liệu việc hạ bậc xếp hạng tín nhiệm có buộc các nhà quản lý quỹ phải tái phân bổ tài sản khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ hay không.
Ông Blake Gwinn và Izaac Brook của RBC cảnh báo rằng các vấn đề “hậu trường” của việc trì hoãn thanh toán nợ có thể rất dễ ảnh hưởng đến thị trường công khai, gây gián đoạn thanh khoản và hoạt động của thị trường.
Chào bán với giá 0 USD
TMPG lưu ý rằng những công ty nắm giữ trái phiếu Chính phủ Mỹ với tư cách là “đầu tư hộ” cho các tổ chức tài chính khác có xu hướng ứng tiền trước để thanh toán theo đúng lịch cho số trái phiếu đó. Họ sẽ phải tính toán lại thủ tục đó nếu không được Bộ Tài chính Mỹ thanh toán đúng hạn.
Cũng theo nhóm này, những công ty chào giá trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể gặp thách thức, chẳng hạn như trong việc đặt giá cho một trái phiếu Chính phủ Mỹ dự kiến bị chậm thanh toán thành 0 USD”.
TMPG cho biết một số người tham gia thị trường có thể không thực hiện được các kế hoạch dự phòng, số khác chỉ thực hiện được khi có sự can thiệp thủ công đáng kể vào quá trình giao dịch và thoả thuận của họ, điều này sẽ gây ra rủi ro hoạt động lớn.
Đó là điều mà ông Robert Toomey, giám đốc điều hành của Hiệp hội Thị trường Tài chính và Chứng khoán - tổ chức hàng đầu của Mỹ dành cho các đại lý môi giới, ngân hàng đầu tư và giới quản lý tài sản - đã chỉ ra vào đầu năm nay.
Rủi ro lớn nhất
Ông Toomey nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Việc Mỹ vỡ nợ sẽ tác động thế nào đến thị trường đến nay vẫn là một câu hỏi mở. Rủi ro lớn nhất là chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra với việc định giá và hứng thú với trái phiếu Chính phủ Mỹ”.
Đây mới thực sự là mối quan tâm chính của ông Powell trong cuộc tranh luận về trần nợ năm 2013. Trong trường hợp các nhà đầu tư né tránh trái phiếu Chính phủ Mỹ, nhu cầu mua tại một cuộc đấu giá trái phiếu sẽ không đủ lớn, và điều này sẽ rất tai hại, bởi vì Bộ Tài chính Mỹ dựa vào việc bán khoản nợ mới để thanh toán các trái phiếu đáo hạn.
Đấu giá thất bại
“Rủi ro thực sự ở đây là một cuộc đấu giá thất bại, tức là Chính phủ đã mất khả năng tiếp cận thị trường dù là ở mức giá nào”, ông Powell cho biết vào năm 2013, theo một bản ghi chép của Fed về các cuộc thảo luận của giới hoạch định chính sách.
Bà Yellen, là Phó chủ tịch của Fed khi diễn ra các cuộc thảo luận về trần nợ vào năm 2011 và 2013, trong một cuộc phỏng vấn của NBC vào cuối tuần trước đã từ chối nói về việc điều gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính nước này hết tiền mặt.
Bà nói: “Sẽ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn nếu trần nợ không được nâng lên”.
Kim Dung (Theo Bloomberg)
FILI
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận