Áp lực lạm phát 2023?
Trên thực tế, lạm phát đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 12/2022, khi lạm phát cơ bản chỉ tăng 0,33% so với tháng trước.
Thứ nhất, chính sách tiền tệ thận trọng đã được NN áp dụng nửa sau năm 2022, đến giữa năm 2022 tổng phương tiện thanh toán tăng 3.3% so với năm 2021 mà đến cuối năm 2022 chỉ tăng 3.85% tức cung tiền gần như không tăng trong nửa cuối năm 2022
Thứ 2, mặt bằng lãi suất đã tăng 2-2.5đ phần trăm so với 2021
Thứ 3, áp lực về tỷ giá cũng đã giảm đáng kể từ cuối năm 2022. Đặc biệt giá đồng Đô La tạo đỉnh và xu hướng giảm giá trong dài hạn, qua đó giúp tỷ giá ổn định hơn. Và bớt áp lực cho doanh nghiệp hơn trong các khoản thanh toán quốc tế
Thứ 3, nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt áp lực suy thoái. tác động đến lạm phát tại Việt Nam theo 2 kênh: Một mặt, tổng cầu đối với hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại do nền kinh tế có độ mở lớn. Mặt khác, nguy cơ suy thoái toàn cầu sẽ gây áp lực giảm giá hàng hóa cơ bản trên thế giới. Bởi vậy, giá xăng dầu và các loại nguyên vật liệu trong năm 2023 sẽ khó tăng mạnh ngay cả khi Trung Quốc mở cửa lại nền kinh tế hay các rủi ro liên quan đến xung đột Nga – Ukraine gia tăng. Thực tế, giá dầu trung bình năm 2022 đang ở vùng đỉnh.
Như vậy, các áp lực đối với lạm phát từ các biến số như tiền tệ, tỷ giá hay giá nhiên, nguyên vật liệu nhiều khả năng đã đạt đỉnh trong năm 2022 và sẽ giảm trong năm 2023. Khả năng lạm phát sẽ đạt đỉnh trong tháng 1/2023 và giảm dần sau đó, và VN vẫn đang kiểm soát lạm phát khá tốt
Có câu hỏi hay thắc mắc về cổ phiếu có thể comment dưới bình luận. Mình sẽ hỗ trợ giải đáp!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận