VN-Index 28/10/2024: Top cổ phiếu tiềm năng
Áp lực bán lan rộng trên thị trường khiến các nhóm ngành đua nhau điều chỉnh và chỉ số VN-Index lùi sâu hơn trong phiên chiều, thậm chí có thời điểm về mốc 1.250 điểm.
Sau phiên giảm khá mạnh ngày hôm qua, thị trường đã cân bằng hơn trong phiên sáng 25/10 khi VN-Index có những nhịp hồi nhẹ. Tuy nhiên, dòng tiền tham gia khá yếu và thiếu sự dẫn dắt của các cổ phiếu và nhóm trụ cột nên chỉ số chung khó tiến xa, thậm chí đã rung lắc và đảo chiều điều chỉnh nhẹ về cuối phiên khi áp lực bán có chút dâng cao.
Bước sang phiên giao dịch chiều, thị trường vẫn khá ảm đạm. Sau thời gian ngắn biến động nhẹ quanh mốc tham chiếu, lực bán gia tăng dù không quá lớn nhưng trong bối cảnh lực cầu yếu, đã khiến sắc đỏ chiếm ưu thế hơn trên bảng điện tử và VN-Index lùi sâu hơn.
Chỉ số VN-Index chỉ bật hồi đôi chút sau khi bị đẩy về mốc 1.250 điểm và đóng cửa phiên cuối tuần với mức giảm gần 5 điểm khi hầu hết các nhóm ngành trên thị trường đều giảm. Thanh khoản cũng sụt giảm đáng kể, ghi nhận mức thấp nhất trong tuần này.
Nhóm VN30 cũng kém khả quan khi đóng cửa giảm hơn 4 điểm khi có tới 19 mã giảm và chỉ còn 4 mã giữ được sắc xanh là VPB, MWG, STB, VCB với mức tăng đều chưa vượt 0,5%. Trong số cổ phiếu giảm, GVR vẫn là mã dẫn đầu khi để mất 2%, còn BID ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường khi lấy đi gần 0,7 điểm của chỉ số chung và mã này đóng cửa giảm 1% về mức giá thấp nhất trong ngày 47.500 đồng/CP.
Ngoài BID, nhiều mã bluechip khác cùng tìm về vùng giá thấp nhất trong ngày dù biên độ giảm không quá lớn như MSN giảm 1,7%, SHB và VIB cùng giảm 1,4%, VIC giảm 1,2%...
Xét về nhóm ngành, với sắc đỏ bao trùm trên diện rộng dù không quá lớn nhưng dòng bank cũng là một trong nhân tố tác động kém khả quan nhất thị trường. Toàn ngành chỉ còn VCB, VPB, LPB, STB thoát hiểm thành công với mức tăng đều chưa tới 1%; trong khi CTG, MBB, ACB, VIB, OCB, BID, TCB đều đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, STB và VIB giao dịch sôi động nhất ngành với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 18-19 triệu đơn vị, tương ứng đóng cửa tăng 0,1% và giảm 1,4%.
Trong khi đó, dù cũng không ngược dòng thị trường chung thành công nhưng nhóm bất động sản vẫn có những mã nóng thu hút dòng tiền. Điển hình là DXG dù không giữ được vùng giá cao nhất ngày nhưng kết phiên vẫn tăng khá tốt 2,2% lên mức 16.600 đồng/CP và thanh khoản dẫn đầu thị trường với hơn 30 triệu đơn vị.
Ngoài ra, PDR tăng 1,4% và khớp 12,36 triệu đơn vị, DIG tăng 1,9% kết phiên đứng tại mức giá 21.050 đồng/CP và khớp hơn 9,7 triệu đơn vị, SCR cũng tăng 1,9%, DXS tăng 1,6%... Điểm sáng là OGC duy trì sắc tím xuyên suốt cả phiên, đóng cửa đứng tại mức giá trần 4.060 đồng/CP với khối lượng dư mua trần gần nửa triệu đơn vị.
Cổ phiếu của nhóm bất động sản là VHM đóng cửa đứng giá tham chiếu sau phiên lao dốc mạnh hôm qua và vẫn duy trì nhiệt sôi động với thanh khoản chỉ thua mã cùng ngành là DXG, với khối lượng khớp hơn 24,55 triệu đơn vị.
Như đã nói ở trên, phần lớn các nhóm ngành đều mất điểm, trong đó nhóm đồ gia dụng và cá nhân, cùng nhóm chăm sóc sức khỏe là giảm mạnh nhất khi để mất hơn 1%, còn lại các ngành đều giảm trên dưới 0,5%.
Một trong những điểm sáng thị trường phiên hôm nay chính là VTP. Bất chấp thị trường tiếp tục điều chỉnh, cổ phiếu VTP đã có phiên ấn tượng và xác lập mức giá cao nhất trong 4 tháng. Kết phiên, VTP tăng 4,26% lên mức 90.500 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh đạt 2,22 triệu đơn vị, gấp hơn 2 lần mức thanh khoản trung bình 10 phiên giao dịch gần đây.
Trên sàn HNX, mặc dù khá nỗ lực đầu phiên, nhưng áp lực bán gia tăng cũng khiến thị trường sớm chuyển qua trạng thái rung lắc và giảm nhẹ.
Cặp đôi CEO và SHS vẫn là tâm điểm giao dịch của thị trường, trong đó điểm sáng bất động sản – CEO kết phiên tăng 2% lên mức 15.400 đồng/CP với thanh khoản sôi động nhất, đạt hơn 9,52 triệu đơn vị; còn mã chứng khoán SHS vẫn chỉ tăng nhẹ 0,7% và khớp gần 5,6 triệu đơn vị.
Đáng chú ý là PGN, cổ phiếu này đã có phiên biến động khủng tới 20%. Sau khi kéo trần thành công trong phiên sáng, cổ phiếu PGN đã “đổ đèo” và đóng cửa tại mức giá sàn, tương ứng giá cổ phiếu giảm từ mức 8.100 đồng/CP xuống còn 6.700 đồng/CP với thanh khoản đạt hơn 1 triệu đơn vị.
Trên UPCoM, thị trường duy trì đà giảm điểm trong suốt cả phiên chiều.
Bộ đôi cổ phiếu thị giá nhỏ là HNG và AAH vẫn duy trì sức nóng. Đóng cửa, HNG tăng 6,4% và khớp 7,82 triệu đơn vị, còn AAH tăng 7,7% và khớp 4,79 triệu đơn vị, trong đó mã HNG đã được nhà đầu tư ngoại mua ròng gần 1,6 triệu đơn vị.
Trong khi đó, BSR lùi nhẹ, kết phiên giảm 0,9% xuống mức 21.400 đồng/CP và khớp 2,67 triệu đơn vị.
Cổ phiếu LTG tiếp tục lùi sâu sau thông báo bị hạn chế giao dịch và chỉ còn giao dịch phiên thứ Sáu hàng tuần. Kết phiên, LTG giảm 5,1% xuống mức 7.500 đồng/CP và khớp 0,85 triệu đơn vị.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường