VN-Index 13/11/2024: 50% nhà đầu tư cá nhân đã bị ép bán ra - Chuẩn bị hốt xác?
Đà khởi sắc ở một số cổ phiếu đơn lẻ như VTP, HAG phần nào đã bù đắp cho sự ảm đạm ở các cổ phiếu bluechip khi đa số chìm trong sắc đỏ và khiến VN-Index có phiên đảo chiều giảm điểm.
Sau phiên sáng giao dịch khá ảm đạm, thị trường bước vào phiên chiều có phần tích cực hơn của dòng tiền giúp thanh khoản cải thiện.
Tuy nhiên, điều ngược lại là nhóm bluechip có thêm nhiều sắc đỏ, trong khi số mã giảm cũng gia tăng trên bảng điện tử đã khiến VN-Index lùi bước. Dù vậy, lực bán không quá mạnh nên VN-Index chỉ giảm về quanh 1.245 điểm và giằng co nhẹ cho đến khi đóng cửa.
Chốt phiên, sàn HOSE có 120 mã tăng và 236 mã giảm, VN-Index giảm 5,50 điểm (-0,44%), xuống 1.244,82 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn hơn 600,6 triệu đơn vị, giá trị 14.222,2 tỷ đồng, tăng hơn 8% về khối lượng và 2% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 84,3 triệu đơn vị, giá trị 1.692,6 tỷ đồng.
Nhóm bluechip có tới 21 mã giảm, nhưng ngoài MWG bất ngờ nới rộng đà giảm -3,5% xuống 60.800 đồng, thì phần còn lại cũng chỉ mất điểm nhẹ, với FPT, BVH, CTG, MSN, GVR là những cổ phiếu theo sau nhưng chỉ giảm 1,1% đến 1,5%.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu SAB giữ được mức tăng khá +2,4% lên 56.600 đồng, trong khi các sắc xanh khác chỉ còn tại PLX, BCM, VIB, HDB và chỉ nhích trên dưới 0,5%.
Thanh khoản cũng như cuối phiên sáng, khi hai cổ phiếu HPG và VHM dẫn đầu nhóm với lần lượt 23,9 triệu và 16,2 triệu đơn vị khớp lệnh.
Nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có phần sôi động hơn so với phiên sáng, với điểm sáng từ VTP khi chạm giá trần +7% lên mức cao mới tại 113.400 đồng, khớp hơn 1,77 triệu đơn vị.
Một cổ phiếu khác cũng rất đáng chú ý là HAG, khi cũng chạm giá trần +6,7% lên 11.200 đồng, khớp lệnh cao nhất thị trường với hơn 26,3 triệu đơn vị.
Các cổ phiếu tăng đáng kể khác có TV2 +4,3% lên 30.650 đồng, TRC +3,3% lên 46.450 đồng, ASM +3% lên 9.120 đồng. Các mã BAF, RDP, KPF, ITC, CMS, TMS tăng hơn 2%.
Trái lại, một số cổ phiếu bị bán mạnh như PSH giảm sàn -7% xuống 3.750 đồng, khớp 1,85 triệu đơn vị; TCD -6,1% xuống 4.660 đồng, CTF -6% xuống 28.000 đồng, ICT -5,9% xuống 13.450 đồng, YEG -3,5% xuống 11.050 đồng…
Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index cũng đảo chiều về dưới tham chiếu ngay khi phiên giao dịch chiều trở lại, nhưng mức giảm cũng được thu hẹp ở những phút cuối nhờ áp lực bán hạ nhiệt.
Chốt phiên, sàn HNX có 64 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index giảm 0,17 điểm (-0,08%), xuống 226,69 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 38,5 triệu đơn vị, giá trị 739,9 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 8,62 triệu đơn vị, giá trị 132,2 tỷ đồng.
Bảng điện tử phân hóa mạnh, nhưng biên độ giá ít thay đổi. Theo đó, những cổ phiếu PVS, MBS, MST, TNG, DTD, VFS, BVS giảm nhẹ, trong khi lác đác vài cổ phiếu xanh tại CEO, TIG, NRC với mức tăng khiêm tốn.
Trong khi đó, SHS, HUT, IDC, LAS, PV2, VC3 đứng giá tham chiếu, với SHS khớp lệnh cao nhất sàn khi có hơn 4 triệu đơn vị.
Trên UpCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng giảm về dưới tham chiếu, trước khi có nhịp bật hồi để đóng cửa gần như không đổi.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,01 điểm (-0,01%), xuống 92,39 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 24,5 triệu đơn vị, giá trị 375,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,88 triệu đơn vị, giá trị 87 tỷ đồng.
Các cổ phiếu giữ được mức tăng khá có TVN, AAH, GDA với mức tăng 5% đến gần 6%. Các cổ phiếu VGI, HNG, HBC nhích hơn 2%, khớp từ 0,67 triệu đến hơn 2,3 triệu đơn vị.
Tân binh MZG của CTCP Miza có phiên đầu tiên trên UpCoM với giá tham chiếu 11.900 đồng đã tăng hơn 5% lên 12.500 đồng, khớp lệnh hơn 0,82 triệu đơn vị.
Đáng chú ý là chỉ trong ít ngày tới, ngày 18/11/2024, MZG sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 100:6.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm, với VN30F2411 giảm 10,1 điểm, tương đương -0,77% xuống 1.310 điểm, khớp lệnh hơn 246.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 66.000 đơn vị.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường