Việt Nam đang trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế?
Chu kỳ kinh tế phản ánh sự dao động của hoạt động kinh tế qua các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn đều mang những nét đặc trưng và sự biến động khác nhau giữa các yếu tố vĩ mô.
==========================================================================
Phân tích về các chỉ số vĩ mô để đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang trong pha nào?
1. Chỉ số PMI
Ngành sản xuất của Việt Nam đã bắt đầu phục hồi sau ảnh hưởng của bão Yagi trong tháng 9, phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi. Trong tháng 10, Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đã tăng lên 51,2, so với mức 47,3 của tháng 9.
2. Chỉ số IIP
Trong tháng 10, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 7,0% YoY, trong đó IIP ngành sản xuất chế biến, chế tạo tăng 8,8% YoY. Trong 10T 2024, IIP toàn ngành và IIP ngành sản xuất chế biến, chế tạo lần lượt tăng 8,3% YoY và 9,6% YoY.
2. Lợi nhuận doanh nghiệp
Tổng lợi nhuận sau thuế toàn thị trường trong quý III tăng 21,6% so với cùng kỳ, duy trì tốc độ ổn định so với 2 quý trước đó (quý I tăng 20,7%, quý II tăng 21,4%). Trong khi đó, nền so sánh của quý III đã cao hơn so với quý I và quý II.
3. Chính sách tiền tệ
Tăng trưởng tín dụng đã dần cải thiện từ tháng 8 đến nay sau khi chững lại trong tháng 07 nhờ (1) nền lãi suất cho vay bình quân đã giảm 1% YTD, (2) gói tín dụng với quy mô 405.000 tỷ đồng, lãi suất giảm 0,5-2%/năm được Chính Phủ thông qua hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tại 26 tỉnh thành phía Bắc, đã hỗ trợ cho dư nợ tín dụng phục hồi. Dư nợ tín dụng đến hết tháng 10 ước tính tăng trưởng trên 10%, cao hơn so với tốc độ cùng kỳ năm ngoái.
Khoảng cách giữa mặt bằng lãi suất cho vay với lãi suất huy động tiếp tục thu hẹp khi lãi suất cho vay duy trì xu hướng giảm từ đầu năm, ngược lại lãi suất huy động có dấu hiệu tăng cục bộ (chủ yếu ở các NHTM và kỳ hạn dưới 12 tháng). Điều này đến từ chủ trương hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ mặt bằng lãi suất thấp (đặc biệt là nhóm NHTM quốc doanh).
=> Việt Nam duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ
4. Chính sách tài khóa
Áp lực giải ngân cao tới cuối năm khi tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thấp, 10 tháng năm 2024 mới đạt 52.29% (thấp nhất trong 06 năm trở lại đây, trừ 2020), chủ yếu do các vấn đề về thể chế, đất đai, vật liệu xây dựng, công tác chỉ đạo điều hành.
5. Lạm phát (12 năm liên tục Việt Nam kiểm soát dưới mức mục tiêu)
Diễn biến lạm phát đang đi đúng với kỳ vọng và dự báo lạm phát sẽ tiếp tục hạ nhiệt trong giai đoạn cuối năm 2024 nhờ (1) Mức nền cao tại cùng thời điểm năm 2023; (2) Giá dầu thô khó tăng mạnh trước cam kết nới lỏng nguồn cung của OPEC (đặc biệt lưu ý rủi ro xung đột địa chính trị đang ngày càng căng thẳng tại khu vực Trung Đông có thể làm giá dầu tăng mạnh trở lại.).
6. GDP
GDP Q3/2024 tăng trưởng 7,4% YoY, lũy kế tăng trưởng đạt 6,8%. Như vậy mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm ở mức 6,5%-7,0% là khả thi nhờ các ngành công nghiệp trọng điểm, dịch vụ du lịch, vận tải vẫn tích cực. Dù vậy, tăng trưởng quý tới có thể bị hạn chế do ảnh hưởng bão số 3 lên khu vực phía Bắc (Chiếm ~41% GDP và 40% dân số cả nước), đặc biệt là khu vực Quảng Ninh và Hải Phòng.
Sau khi loại bỏ yếu tố mùa vụ trong dữ liệu tăng trưởng GDP, tăng trưởng kinh tế Việt Nam chạy theo chu kỳ nhỏ kéo dài 4 năm (2005–2008, 2009–2012, 2013– 2016, 2017–2020) và chu kỳ lớn kéo dài 12 năm (pha giảm kéo dài từ năm 2005–2010 và pha tăng kéo dài từ 2011–2016).
KẾT LUẬN: VIỆT NAM ĐÃ KẾT THÚC SUY GIẢM VÀ CHUYỂN PHA PHỤC HỒI
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường