TOP 5 cổ phiếu ngân hàng có định giá rẻ
Lịch sử chứng khoán Việt Nam từng chứng kiến 2 cơn đại sóng của nhóm ngành ngân hàng đó là 2017-2028 và 2020-2021 thì sẽ nhận ra 2 đặc điểm rất rõ đó là 2 con sóng này diễn ra trong khoảng thời gian rất dài và rất nhiều cổ phiếu ngân hàng có mức tăng bằng lần tạo ra rất nhiều của cải cho NĐT.
Chu kì năm 2022-2023 là giai đoạn rất khó khăn với BĐS và với các DN, câu chuyện nợ liên quan đến trái phiếu ảnh hưởng rất nhiều. Nợ trái phiếu chiếm 20% tổng dư nợ toàn ngành Ngân hàng. Khi mà BĐS gặp khó khăn là ngành ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng . Cuối năm 2023 khi mà 1 số DN BĐS bđầu trả nợ được đặc biệt trả nợ trái phiếu, và sang 2024 chỉ số ngành sản xuất có dấu hiệu hồi phục sau cả dài đoạn dài cho thấy sự suy yếu
=> Kì vọng 2024-2025 nền kinh tế có sự khởi sắc
1, Định giá rẻ
- Tính đến ngày 02/11/2024, định giá trung bình tại các ngân hàng tăng so với cuối 2023, nhưng vẫn ở mức tương đối hợp lý so với chu kỳ 2020 – 2021. Chưa kể ngân hàng là ngành tạo ra liên tục tạo ra lợi nhuận, điều này sẽ làm tăng giá trị số sách qua từng năm, từ đó khiến cho định giá của ngân hàng sẽ trở nên hấp dẫn nếu xét trên góc nhìn dài hạn.
- Các ngân hàng có định giá rẻ: MBB CTG VPB TCB STB
2. Tăng trưởng tín dụng
Trong 9T/2024, tổng tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 9%. Trong đó, một số ngân hàng như TCB, LPB, MBB, TPB, ACB, VPB, … có mức tăng trưởng tín dụng vượt trội hơn so với trung bình ngành. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2024 là 15%, do đó tín dụng sẽ được tiếp tục đẩy mạnh trong các tháng cuối năm để đạt được kế hoạch.
Trong Q3/2024, lợi nhuận của các ngân hàng bắt đầu thể hiện sự phân hóa rõ rệt. Những ngân hàng như LPB, VPB, STB, CTG, … đều ghi nhận lợi nhuận trưởng tích cực, còn các ngân hàng như OCB, MSB, … thì lợi nhuận lại giảm mạnh so với cùng kỳ. Nếu so với quý liền kề trước đó thì lợi nhuận của các ngân hàng đều sụt giảm, hoặc tích cực hơn thì cũng chỉ tăng nhẹ.
2. Tỷ lệ CASA của các ngân hàng
Tính đến cuối Q3/2024, TCB, MBB, VCB vẫn là 3 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất toàn ngành, điều này sẽ giúp cho những ngân hàng này tiết giảm được chi phí huy động đầu vào so với các ngân hàng khác.
3. Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu trong Q3/2024 của ngân hàng thể hiện sự phân hóa rõ rệt, các ngân hàng như MBB, OCB, TPB, LPB, BID, … đều chứng tỷ lệ nợ xấu tăng trở lại, nhưng những ngân hàng như VPB, MSB, … lại ghi nhận tỷ lệ nợ xấu giảm tương đối tích cực.
Xếp hạng đánh giá:
Chi tiết mời anh chị theo dõi video:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận