Sức khỏe của nền kinh tế - Mã ngành phải có trong danh mục cuối năm 2023
Tổng cục thống kê đã có báo cáo tình hình Kinh tế - Xã hội 8 tháng đầu năm 2023. Từ đó chúng ta có thể thấy bức tranh tổng thể về sức khỏe của nền kinh tế qua các chỉ số CPI, IIP, PMI, xuất nhập khẩu và Bán lẻ hàng hóa dịch vụ:
- Chỉ số sản xuất công nghiệp IIP giảm 0.4%, chỉ số PMI là 48.7% vẫn dưới mức 50%.
- Tổng mức Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 10%.
- Cán cân xuất nhập khẩu giảm 7.9%.
- Chỉ số CPI tăng 2.96%.
Như vậy với các con số trên đã phản ánh nền kinh tế của chúng ta đang phục hồi chậm, lạm phát có nguy cơ tăng trở lại. Ngoài ra còn một số vẫn đề cần lưu tâm đó là Tăng trưởng tín dụng thời gian qua rất thấp. Việt Nam là quốc gia đi ngược với hầu hết các nước trên thế giới là giảm lãi suất. Với 4 lần giảm trong năm nay thì lãi suất hiện tại gần như đã về vạch xuất phát trước thời điểm tăng năm 2022.
Tuy nhiên việc giảm lãi suất này trước mắt mới giăi quyết được bài toán giảm gánh nặng nợ vay cho các doanh nghiệp chứ chưa giải quyết được vấn đề bơm thanh khoản được ra thị trường. Điều này cũng dễ hiểu bởi các nguyên nhân sau:
- Tỷ lệ nợ xấu cao và có nguy cơ tăng trở lại. Đặc biệt là các doanh nghiệp BĐS.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu thiếu đơn hàng do tình hình kinh tế thế giới khó khăn chung.
- Người dân thắt chặt chi tiêu do thu nhập giảm sút và lo ngại lạm phát tiếp tục tăng.
- Áp lực về tỷ giá gây tác động lên lạm phát và lãi suất trong thời gian qua.
Một câu hỏi đặt ra là Chính phủ liệu có thay đổi chính sách điều hành tiền tề bằng việc tăng lãi suất trở lại không. Bóng ma cuối năm 2022 có quay trở lại? Phân tích và đánh giá trên góc nhìn cá nhân của tôi là lãi suất sẽ đi ngang không tăng không giảm bởi:
- Bối cảnh kinh tế, và ổn định chính trị giai đoạn này đã khác hoàn toàn cuối năm 2022
- Tỷ giá tăng nhưng đến từ các yếu tố thời điểm. Chỉ khi nào tỷ giá biến động mạnh do cán cân BOP gây ra thì mới đáng lo ngại.
- Lạm phát hiện nay vẫn trong tầm kiểm soát và cách xa lạm phát mục tiêu.
- Chính phủ đã có kinh nghiệm trong việc điều hành tỷ giá, kìm chế lạm phát qua các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây.
Chính vì thế khả năng rất lớn Chính phủ sẽ không sử dụng công cụ Lãi suất để điều hành trong thời gian tới. Mà thay vào đó sẽ là các giải pháp:
- Khơi thông nguồn vốn ứ đọng, tăng thanh khoản cho hệ thống ngân hàng bằng các chính sách tài khóa.
- Tạo sự thông thoáng cho môi trường kinh doanh bằng cách cởi trói các vướng mắc về pháp lý trước đây. Tiếp tục tháo gỡ các khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp BDS. Vấn đề thanh toán trái phiếu đến hạn.
- Tăng tỷ lệ cho vay ngắn hạn.
- Tăng cường các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp Xuất khẩu
- Tiếp tục thúc đẩy và rải ngân vốn đầu tư công khi 8 tháng đầu năm mới đạt 49% mục tiêu.
Qua các phân tích trên thì cơ hội đầu tư Chứng khoán cuối năm 2023 là rất lớn. Các ngành sẽ hưởng lợi sẽ là:
- Ngân hàng: Do khơi thông được nguồn vốn và tăng tính thanh khoản hệ thống.
- Chứng khoán: Hưởng lợi khi kinh tế phục hồi.
- Xuất khẩu, Logictis: Do đã tạo đáy lợi nhuận cũng như là 1 thành phần quan trọng tăng GDP. Trong đó xuất khẩu về May mặc, Thủy Sản và Vận tải cảng biển cần được lưu tâm nhất.
Cơ hội là lớn tuy nhiên Cổ phiếu vẫn có sự phân hóa, và những nhịp điều chỉnh ngắn hạn. Nếu NĐT rải ngân không đúng thời điểm, không chọn đúng cổ phiếu thì vẫn đối diện với nguy cơ thua lỗ cao.
Xin chào và hẹn gặp lại ở các bài viết sau!
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường