menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hữu Long Pro

Phiên phân phối giá trần- Cách đọc vị phân phối giá sàn và giá trần để né tránh

1. Phân phối là gì?

Phân phối là một xu hướng đi ngang hoặc rơi mạnh sau một khoảng thời gian tăng mạnh của cổ phiếu. Trên thực tế, nó chính là sự “ra hàng” chốt lời của các nhà tạo lập, đội lái sau một quá trình đánh lên cổ phiếu. Họ sẽ phân phối lại lượng CP đã gom nhặt ở mức giá rẻ hay giai đoạn nền giá cho NĐT cá nhân, trong vài trường hợp, đó có thể là việc phân phối lượng CP “giấy” đã được in nhằm úp sọt những NĐT nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm.

Vậy, tại sao những cá mập không bán ra một lần mà phải phân phối dần dần? Ta hiểu rằng, lượng cổ phiếu họ nắm trong tay là rất lớn và nếu ra hàng trong 1 lần thì không tránh khỏi tâm lý đám đông của NĐT nhỏ lẻ dẫm đạp lên nhau mà chạy. Vì thế, họ sẽ có các chiến lược khác nhau nhằm phân phối lượng hàng 1 cách hợp lí và tối đa lợi nhuận thu về.

2. Phương pháp phân phối giá sàn

Trong một chu kì tăng giá của CP, sẽ có các phiên phân phối đan xen ở mức giá đỉnh, tuy nhiên số lượng ấy vẫn chỉ là một phần CP trong tay các đội lái. Họ vẫn nắm trong tay khá nhiều cổ phiếu giá siêu rẻ mà họ mua từ các vùng giá “Đáy của Đáy” trước đây. Các đội sẽ đạp CP rơi xuống mức giá sàn 1 vài phiên, số lượng phụ thuộc con sóng tăng mà họ tạo trước đây.

Khoan! Thế CP nằm sàn thì làm sao mà dụ được NĐT nhỏ lẻ vào bắt đáy nhằm phân phối giấy đây? Bằng vài kĩ thuật, các đội lái hay tạo lập đặt bán giá sàn CP ngay ATO, lúc này NĐT nhỏ lẻ không dám vào bắt đáy vì thấy hàng triệu CP chờ bán giá sàn.

Sau đó, các tổ chức sẽ dùng tài khoản đối ứng (tức các tài khoản không chính thức) đặt các lệnh giá sàn cực lớn nhằm gom cục CP mà họ đem bán ra đầu phiên. Gom xong, họ tiếp tục tặng thêm cho NĐT nhỏ lẻ vài lệnh mua vài trăm ngàn CP. Lúc này, NĐT nhỏ lẻ bắt đầu chú ý và máu bắt đáy kích hoạt, tranh nhau mua bắt đáy nhằm ăn đậm trong phiên. Nhờ thế, giá CP được đẩy lên mức giá cao và càng thu hút nhiều nhỏ lẻ bắt đáy hơn nữa. Nắm bắt được tâm lý, các tổ chức xả thêm CP nhằm phân phối nốt số CP còn tồn đọng lại.

Quá trình này có thể diễn ra trong 1 phiên, hoặc lặp đi lặp lại vài phiên kéo xả liên tục, vì giá vốn CP của các tổ chức vô cùng thấp nên bán ở mức giá nào thì cũng có lãi miễn là có thể phân phối hết cho NĐT nhỏ lẻ.

Một vài đặc điểm của phân phối giá sàn:

➡️Giá giảm về mức sàn trong nhiều phiên sau khi hình thành đỉnh, thông thường sẽ giảm xuống mức 2/3 so với đỉnh. Khối lượng của mỗi phiên giảm sàn này xấp xỉ mức khối lượng trung bình của 20 phiên gần nhất.

➡️ Khi giá ở mức sàn trong phiên giao dịch, ta có thể quan sát được trên bảng điện có hiện tượng đôi khi dư mua ở mức giá sàn, đôi khi dư bán ở mức giá sàn.

➡️Thanh khoản của phiên phân phối, tức là khối lượng giao dịch cao gấp đôi so với các phiên sàn trước nó.

3. Phương pháp phân phối giá trần

Mục đích của phương pháp này cũng nhằm phân phối lượng CP mà các tổ chức nắm giữ cho NĐT nhỏ lẻ. Đây là phương pháp ít hiệu quả hơn so với phương pháp phân phối giá sàn vì: tốn nhiều tiền hơn để kéo lên mức giá trần và đặc biệt là NĐT nhỏ lẻ bắt được bài của các đội lái nên không dại gì đu giá trần.

Các sử dụng phương pháp này ngược lại so với phân phối giá sàn. Các tổ chức sẽ đặt các lệnh mua nhằm gom hết các lệnh bán để đẩy giá lên mức trần. Sau đó, bằng các tài khoản đối ứng, các tổ chức sẽ bán tay trái và mua tay phải liên tục nhằm tạo thanh khoản ảo, khiến NĐT nhỏ lẻ thấy “chợ” đang rất xôm mà đu vào đặt lệnh mua. Để đảm bảo hơn, các tổ chức sẽ đặt thêm các lệnh mua vào lớn ở mức giá dưới nhằm tạo tâm lý yên tâm cho nhỏ lẻ vào đua lệnh.

Sau khi phân phối hết CP ở mức giá cao, thì chỉ còn lại NĐT nhỏ lẻ chơi với nhau, lúc này tâm lý chốt lời sẽ khiến CP rơi và lúc này các tổ chức lại bắt đầu một quá trình mua gom Cp giá rẻ mới.

Một vài đặc điểm của phân phối giá trần:

➡️Trong phiên phân phối, ta có thể quan sát trên bảng điện có hiện tượng đôi khi dư mua giá trần, đôi khi lại dư bán giá trần, nhưng khối lượng tại mức giá đó ở mức thấp tầm vài chục ngàn cổ phiếu.

➡️Vài phiên trước đó tăng mạnh hay trần nhưng Thanh khoản tức khối lượng quanh mức trung bình của 20 phiên gần nhất.

➡️Trong phiên phân phối, khối lượng giao dịch tăng đột biến so với các phiên trước đó, đôi khi tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi.

Chúc bạn giao dịch thành công.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hữu Long Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

26 Yêu thích
20 Bình luận 29 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại