Đồng hồ dự phóng chu kỳ kinh tế
Năm 2022 và 2H2022 (Khung thời gian từ 01:00 – 02:30)
THẮT CHẶT TIỀN TỆ DẪN TỚI CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, CHỨNG KHOÁN LAO DỐC
- Sau các năm duy trì mặt bằng lãi suất thấp để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và chống chọi với đại dịch Covid-19.
- Tiền rẻ và tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu đẩy giá cả hàng hóa “phi mã”.
- Các chính sách tiền tệ chuyển hướng từ nới lỏng sang thắt chặt bằng các đợt tăng lãi suất của các NHTW.
- Các thị trường Tài chính, Chứng khoán lao dốc không phanh.
Năm 2023 (Khung thời gian từ 03:00 – 06:00)
KINH TẾ SỤT GIẢM KHI “NGẤM ĐÒN” CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ THẮT CHẶT
- Các số liệu về tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn 2022. Thậm chí, thấp hơn đáng kể buộc các NHTW phải cân nhắc lại Chính sách tiền tệ thặt chặt.
- Giá cả hàng hóa giảm khi tổng cầu suy giảm.
- Thị trường BĐS giám giá rõ ràng hơn.
- Các Chính phủ và các NHTW sẽ cân nhắc và tính toán lại việc tạm dừng các chương trình nâng lãi suất.
- Thị trường Chứng khoán xác lập đáy trung và dài hạn. Dần phục hồi sau một năm 2022 lao dốc “không phanh” và mặt bằng lãi suất xác lập đỉnh.
Năm 2024 (Khung thời gian từ 06:00 – 09:00)
DẦN HỒI PHỤC TỪ ĐÁY VỚI NHỮNG THAY ĐỔI TRONG CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
- Giá cả hàng hóa giảm là cơ sở để các Chính phủ và các NHTW thực hiện giảm lãi suất và nới lỏng hơn chính sách tiền tệ để kích thích lại tăng trưởng kinh tế.
- Các thị trường Tài chính, Chứng khoán sẽ tăng giá sau khi đã hồi phục và xác lập đáy.
- Thị trường BĐS sẽ dần sôi động trở lại.
Năm 2025 (Khung thời gian từ 09:00 – 12:00)
HỒI PHỤC/TĂNG TRƯỞNG TÍCH CỰC VỚI LÃI SUẤT THẤP. NHƯNG TỒN TẠI RỦI RO CỦA “TIỀN RẺ”
- Mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm rõ ràng hơn ở các nền kinh tế.
- Một mặt, điều này giúp kích thích tăng trưởng GDP. Các Thị trường Tài chính, Chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ.
- Một mặt khác, với chính sách “tiền rẻ” và chính sách tiền tệ “dễ dãi” sẽ tạo ra những RỦI RO TIỀM ẨN cho các giai đoạn tiếp sau.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường