"BA CHỮ CÁI" nào cho năm Quý Mão?
Phần lớn các công ty chứng khoán đều đã gửi đến quỹ nhà đầu tư Báo cáo chiến lược năm 2023. Mỗi công ty lại có cho mình những góc nhìn khác nhau về triển vọng tăng trưởng của Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2023.
Chứng khoán VNDIRECT, Chứng khoán ACBS có kỳ vọng tích cực vào sự phục hồi của thị trường còn Chứng khoán VCBS, MBS lại có cái nhìn thận trọng với TTCK Việt Nam 2023. Còn lại phần lớn các công ty chứng khoán đều đang có cái nhìn trung lập về thị trường.
Mỗi công ty có một góc nhìn về thị trường chung và các công ty thông qua bộ phân phân tích đã chọn ra được các cổ phiếu tiềm năng trong năm 2023. Phân lớn các cổ phiếu đều thuộc VN30. Ba cổ phiếu được gọi tên nhiều nhất là VCB, HPG, FPT.
1. HPG - Ngành thép còn đó những khó khăn nhưng triển vọng vẫn đang rộng mở
Năm 2023, Chính phủ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng có thể hỗ trợ nhu cầu thép trong nước đặc biệt là thép xây dựng.
• Theo kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, tổng vốn kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 đạt 2,87 triệu tỷ đồng, tăng 43,5% so với kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Giải ngân đầu tư công đã tăng tốc dần trong Q4/2022.
• Các dự án giao thông chiếm tỷ trọng lớn khi tổng chi đạt 507,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 46,6% kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách trung ương. Do đó, các nhà sản xuất thép xây dựng có thể hưởng lợi. (HPG, Formosa, POM).
Ngành bất động sản trầm lắng trong năm 2022 và dự kiến sẽ chưa phục hồitrong năm 2023.
• Nguồn vốn vào các dự án bất động sản dân dụng đang tắc nghẽn do sự thắt chặt kiểm soát tín dụng ngân hàng, phát hành TPDN riêng lẻ và niềm tin nhà đầu tư suy giảm sau các sự kiện pháp lý liên quan đến một số DN BĐS lớn.
• Theo Bộ Xây dựng, số lượng dự án được cấp phép và đủ điều kiện mở bán nhà ở thương mại 9T22 giảm 49% YoY và 24% YoY. Số lượng dự án đất nền và du lịch nghỉ dưỡng giảm 56% YoY và 54% YoY. Vấn đề lệch pha cung cầu sẽ chưa sớm được giải quyết trong ngắn hạn, trong khi lãi suất cho vay mua nhà tăng nhanh sẽ làm giảm khả năng hấp thụ của các dự án
2. FPT - Dịch vụ công nghệ thông tin vẫn giữ ổn định trước áp lực suy thoái
Mặc dù tổng chi tiêu chung cho CNTT dự báo chỉ tăng nhẹ vào năm 2023 do suy thoái kinh tế nhưng diễn biens các phân khúc DV CNTT sẽ rất phân hóa
• Chi tiêu cho các thiết bị phần cứng (PC/máy tính xách tay/máy tính bảng) và hạ tầng thông tin doanh nghiệp (máy chủ, DC) sẽ dễ bị ảnh hưởng, tương ứng do lạm phát đã làm giảm sức mua của người tiêu dùng và việc trì hoãn các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng tại chỗ đối với các doanh nghiệp trong khi bối cảnh bảo vệ dòng tiền và tăng cường chuyển đổi sang ứng dụng Cloud.
• Phần mềm và dịch vụ CNTT là điểm sáng của ngành và sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng hai con số nhờ vào đà tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu ký trước, đặc biệt ở lĩnh vực liên quan đến Cloud. Theo IDC, đến năm 2026, Cloud sẽ chiếm 2/3 thị trường máy chủ/lưu trữ, trong khi 40% dịch vụ CNTT sẽ liên quan đến Cloud.
Các công ty CNTT Việt Nam có vị thế tốt để đáp ứng nhu cầu bền vững thị trường dịch vụ CNTT.
• Các công ty công nghệ Việt Nam đã và đang dành nhiều nguồn lực để cung cấp các dịch vụ CNTT đáng tin cậy cho khách hàng toàn cầu và vẫn trên đà phát triển với lực lượng lao động CNTT ngày càng tăng.
• Sở hữu lực lượng lao động CNTT trẻ chất lượng cao, dồi dào, giá rẻ, có khả năng thích ứng cao với công nghệ mới là những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong ngành này trong khi các vấn đề nội tại của các cường quốc gia công phần mềm CNTT như Trung Quốc và Ukraine sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn để gia tăng thị phần.
3. VCB - Ngân hàng thấy cơ trong nguy
Thận trọng hơn trong nửa đầu năm, lạc quan hơn vào nửa cuối năm
VND Research giữ lập trường thận trọng với triển vọng ngành ngân hàng trong nửa đầu năm 2023 do căng thẳng thanh khoản và rủi ro TPDN vẫn hiện hữu. Khoảng 46 nghìn tỷ đồng TPDN đáo hạn trong 6T23 sẽ là một thử thách lớn lên hệ thống tài chính. Tuy vậy, sang nửa cuối năm, tình hình sẽ trở nên khả quan hơn khi lãi suất và căng thẳng tỷ giá được dịu bớt; và vấn đề thanh khoản cũng được giải quyết phần nào nhờ Chính phủ đẩy mạnh các gói đầu tư công. Rủi ro giảm giá: (1) lãi suất tăng cao hơn dự kiến, (2) nợ xấu tăng cao hơn dự kiến, (3) khó khăn trên thị trường BĐS và TPDN tiếp tục kéo dài.
Thị trường điều chỉnh mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho ngành ngân hàng
"Khác nhau ở góc nhìn, người lạc quan sẽ nhìn bức tranh với gam màu tươi sáng hơn". Hệ thống ngân hàng đã được cải thiện hơn nhiều so với trước đây, và ngân hàng vẫn là ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ câu chuyện tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong dài hạn. Do đó, định giá ở mức thấp nhất lịch sử (1,1 lần P/B năm 2023) đang mở ra một cơ hội đầu tư hết sức hấp dẫn. Với bối cảnh hiện tại, chúng tôi ưu tiên các ngân hàng có khả năng phòng thủ trước những biến động (quản trị rủi ro tốt và cho vay BĐS hạn chế), điển hình như VCB và ACB. Tuy vậy, một khi sóng gió qua đi, chúng tôi có phần ưu tiên những ngân hàng có định giá rẻ, bộ đệm vốn vững chắc và có tỷ trọng cho vay BĐS và TPDN lớn trong danh mục tín dụng, điển hình như TCB và VPB
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận