Cập nhật thông tin: Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí PVD (HOSE)
- Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PV Drilling) được thành lập từ
năm 2001 trên cơ sở Xí nghiệp Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí biển (PTSC Offshore). PVD
hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp giàn khoan và dịch vụ kỹ thuật khoan phục
vụ hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
- Với việc sở hữu 7 giàn khoan, PVD đã chi phối đến 80% thị phần dịch vụ khoan và 70%
thị phần khoan trực tiếp ở Việt Nam.
- Doanh thu Q2/2024 tăng trưởng mạnh svck, cụ thể: doanh thu thuần (DTT) của PVD
đạt 2.254 tỷ đồng (+59,8% svck). Trong đó, doanh thu mảng cung cấp dịch vụ khoan
đạt 1.538 tỷ đồng (+58,7% svck) và chiếm 68,2% cơ cấu doanh thu Q2/2024, tiếp đến
là mảng cung cấp dịch vụ kỹ thuật giếng khoan & dịch vụ khác đạt 556 tỷ đồng (+42,7%
svck) và chiếm 24,7% cơ cấu doanh thu.
- Sự cải thiện doanh thu trong Q2/2024 là do: 1) Đơn giá cho thuê giàn khoan tăng 25%
svck lên 94.000 USD/ngày; 2) Tăng doanh thu do Q2/2024 phát sinh 1 giàn khoan thuê
ngoài, trong khi cùng kỳ năm trước không có; 3) Khối lượng công việc tại các Công ty
con cũng tăng khiến doanh thu cung cấp các dịch vụ liên quan tới khoan tăng
- Mặc dù doanh thu quý 2/2024 của PV Drilling tăng mạnh nhưng do giá vốn hàng bán
cũng tăng tới 69% nên biên lợi nhuận gộp trong kỳ lại giảm từ 25,4% xuống còn 20,8%.
Lợi nhuận gộp đạt 469,4 tỷ đồng (+31,1% svck).
- LNST cổ đông Công ty mẹ Q2/2024 đạt 135,8 tỷ đồng (-17% svck). Lợi nhuận trong kỳ
giảm chủ yếu là do mức nền cao trong quý 2/2023 khi phát sinh khoản thu nhập khác
từ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng; đồng thời, còn do giảm lợi nhuận từ liên doanh do
giảm khối lượng công việc.
- Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu của PV Drilling đạt 4.036 tỷ đồng và lợi nhuận sau
thuế đạt 281 tỷ đồng, lần lượt tăng 53% và 34% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó,
hoàn thành 65% kế hoạch doanh thu và 74% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay.
- PV Drilling vừa qua đã ký hợp đồng cung cấp giàn khoan tự nâng Thor (thuê của đối
tác Borr Drilling) cho hai khách hàng là Công ty Điều hành chung Hoàng Long (Hoàng
Long JOC) và Công ty Điều hành chung Thăng Long (Thăng Long JOC).- Cụ thể, chương trình khoan cho Hoàng Long JOC sẽ bắt đầu vào tuần thứ 3 của tháng
8/2024, dự kiến diễn ra trong 70 ngày. Trong khi đó, chương trình khoan cho Thăng
Long JOC dự kiến diễn ra trong 51 ngày, chia thành hai giai đoạn trước và sau chiến
dịch khoan của Hoàng Long JOC.
4. Triển vọng kinh doanh:
- PVD có triển vọng tươi sáng nhờ cung cầu giàn khoan toàn cầu thuận lợi giúp hỗ trợ
giá cước cho thuê, giàn khoan mới kỳ vọng đi vào hoạt động từ quý 1 năm sau và thị
trường E&P nội địa sôi động giúp mảng dịch vụ kỹ thuật giếng tăng trưởng mạnh.
- Thị trường giàn khoan tiếp tục lạc quan khi giá dầu “neo” cao: Ở Khu vực Đông Nam
Á, giá cho thuê giàn khoan đã bắt đầu khởi sắc từ Quý 2/2022 và hiện cũng dao động
trên 140.000 USD/ngày. Hiệu suất hoạt động của các giàn khoan khu vực này cũng
tăng lên trên 95%. Giá dầu thời gian tới dự kiến vẫn “neo” cao do những căng thẳng
địa chính trị vẫn leo thang. Thị trường giàn khoan dự kiến sẽ vẫn thuận lợi khi nhu cầu
gia tăng trong khi nguồn cung khan hiếm. Điều này sẽ giữ giá thuê giàn khoan tự nâng
ở mức cao, và cung cấp nhiều cơ hội khoan cho đội giàn khoan của PVD cho đến năm
- Các giàn khoan của PVD đều có việc làm ổn định, xuyên suốt năm 2024 và kéo sang
năm 2025. Các giàn khoan của PVD chủ yếu phục vụ tại thị trường nước ngoài (tập
trung thị trường Malaysia & Indonesia). Kết thúc Q2/2024, giá cho thuê giàn khoan tự
nâng trung bình của PVD tăng tới 25% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 94.000 USD/ngày.
Tỷ lệ sử dụng giàn khoan của PVD trong Q2/2024 tiếp tục được duy trì ở mức cao, trên
99,5%. Trong Q2/2024, PVD cũng đã phải thuê thêm 01 giàn khoan ngoài để phục vụ
- Các dự án lớn của ngành được thúc đẩy tiến độ triển khai, đặc biệt là Dự án Lô B – Ô
Môn chính thức khởi công vào ngày 18/9/2024, dự kiến sẽ đem lại khối lượng công
việc đáng kể cho PVD thời gian tới. PVD có dự định đầu tư giàn khoan tự nâng đã qua
sử dụng với giá trị khoảng 90 triệu USD nhằm mở rộng HĐKD cũng như phục vụ cho
Dự án Lô B – Ô Môn. Lãnh đạo PVD khẳng định kế hoạch đầu tư này sẽ được hoàn tất
trước năm 2026 nhằm đảm bảo việc tham gia kịp thời vào chiến dịch khoan cho dự
án Lô B. Theo dự kiến, giai đoạn 1 Dự án Lô B – Ô Môn yêu cầu khoan 5 giếng bơm ép
và khoảng 80 giếng khai thác.
- Tiếp tục ghi danh trên trường quốc tế: Chiến thắng vang dội đầu tiên tại thị trường
Myanmar năm 2016 đã mở ra cơ hội cho PVD “thừa thắng xông lên”, liên tiếp thắng
thầu các dự án lớn tại Malaysia, Thái Lan, Brunei… Năm 2020, PVD đã có những bước
xâm nhập đầu tiên vào thị trường dầu khí non trẻ Campuchia và đến năm 2022, tiếp
tục thâm nhập thành công vào thị trường Indonesia. Từ đó đến nay, các giàn khoanbiển của PVD có việc làm ổn định và xuyên suốt, trong đó có hợp đồng kéo dài tới năm
2028. PVD cũng nỗ lực duy trì các dịch vụ thế mạnh khác như cung ứng nhân lực
khoan, chế tạo sửa chữa thiết bị dầu khí, đào tạo xuất khẩu lao động cho những thị
trường lớn như Nhật Bản, Myanmar… Những kết quả này tiếp tục khẳng định bản lĩnh
- Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, tôi đưa ra giá khuyến nghị cho
PVD là 32.800 đồng/ cp (+21% upside), tương đương PE fwd 2024F ở mức 22x và PB
Chia sẻ thông tin hữu ích