Triển vọng ngành ngân hàng năm 2023 - 2024
Các động thái điều hành CSTT các tháng cuối năm 2023
• CPI bình quân cả năm trong khoảng 3.5%, đạt mục tiêu của Quốc hội đề ra. Mặc dù lạm phát có xu hướng tăng vào cuối năm, CSTT không chịu nhiều áp lực từ lạm phát trong nước cuối năm 2023
• Biến động tỷ giá cuối năm 2023 chịu áp lực từ (i) chênh lãi suất VND và USD; (ii) lạm phát có xu hướng tăng từ cuối quý 3/2023. Đồng thời, tỷ giá cũng thể được hỗ trợ từ (i) nguồn cung ngoại tệ từ kiểu hối thặng dư thương mại (9 tháng năm 2023 thặng dư 21.6 tỷ USD gấp 3 lần 9 tháng năm 2022); (ii) chỉ số USD có xu hướng giảm.
• Lãi suất huy động sẽ đi ngang từ nay đến cuối năm, quanh mức 5,45% (giảm 2,8% so với đầu năm). Lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm 0,25% trong quý 4/2023, giảm 1,75% - 2,25% so với đầu năm.
Triển vọng hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng Quý 4/2023
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng dự báo sẽ cải thiện tích cực trong quý 4/2023 dựa trên kỳ vọng tín dụng tăng tốc, biên lãi ròng (NIM) cải thiện, các vướng mắc về thị trường bảo hiểm và BĐS được tháo gỡ
Tăng trưởng tín dụng có thể đạt mức 12%-13% dựa trên cơ sở (i) tiêu dùng của phân khúc KHCN cuối năm hồi phục; (ii) nhu cầu tín dụng vào các ngành nghề tích cực hơn nhờ đơn hàng quốc tế quay trở lại; (iii) dấu hiệu tích cực trở lại của thị trường BĐS, chứng khoán
NIM được kỳ vọng sẽ tạo đáy trong quý 3 và bắt đầu hồi phục từ quý 4/2023 do lãi suất cho vay giảm chậm hơn so với huy động. Tuy nhiên, sự cạnh tranh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng khi TT06 được áp dụng (cho phép vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác) sẽ có thể tác động tiêu cực đến NIM
Thu nhập từ phí bảo hiểm của ngân hàng sẽ có thể tích cực trở lại khi các hoạt động thanh tra, khung pháp lý về hoạt động này hoàn thiện và các ngân hàng cải thiện chất lượng dịch vụ, tăng ý thức bảo vệ quyền lợi khách hàng
Ngân hàng có tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực bất động sản và xây dựng cao sẽ có thể hưởng lợi thời gian tới khi NHNN sửa quy định về tiếp cận vốn vay bất động sản
Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp tại thời điểm cuối quý 3/2023 sẽ là những ngân hàng có dư địa đẩy mạnh tín dụng vào nửa cuối năm, qua đó đạt mức tăng trưởng tốt Rủi ro đối với ngành ngân hàng là nợ xấu tăng nhanh do sức khỏe doanh nghiệp yếu và nguy cơ nền kinh tế phục hồi chậm hơn dự kiến
Mức P/B (hệ số giá/giá trị sổ sách) của nhiều ngân hàng đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Cụ thể, P/B cho năm 2024 của nhóm ngân hàng sẽ về mức hấp dẫn 1.5-1.6x, thấp hơn từ 15-25% so với mức định giá P/B trung bình 5 năm trở lại đây. Đây là cơ hội tốt để nắm giữ cổ phiếu ngân hàng dài hạn.
Những vấn đề tiêu cực:
Các ngân hàng trên toàn cầu đối diện thách thức về môi trường: như hoạt động khó khăn, bao gồm nợ xấu tăng, cuộc xung đột Israel-Hamas, cũng như các thách thức lớn liên quan đến các sản phẩm tín dụng.
Các ngân hàng cũng chịu áp lực khi biên lợi nhuận suy yếu và đà tăng trưởng dự kiến chậm lại của nền kinh tế toàn cầu trong năm tới làm tăng các rủi ro vỡ nợ của khách vay tiền khi nền kinh tế đang tác động mạnh vào nền kinh tế.
Hình ảnh: Báo lao động khi mà nền kinh tế khi bị tác động từ các diễn biến thế giới
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường