Thị trường tài chính 24h: Mốc 1.200 điểm của VN-Index vẫn khó lý giải
VN-Index giảm gần 10 điểm; Nhịp sóng tốt nhất đã qua?; Cổ phiếu bán lẻ "sống trong kỳ vọng"; Ngày 21/8, HoSE tổ chức họp bàn về triển khai hệ thống KRX; Fed: Vẫn có rủi ro đáng kể khiến lạm phát tăng tốc trở lại…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 17/8 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã tăng 50.000 đồng/lượng và hiện đứng ở mức 67,00 – 67,62 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 10,2 xuống 1.891,4 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng hồi phục dần và lên trên 1.895 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 103,45 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 17/8 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.951 đồng/USD, tăng 33 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.700 – 24.040 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm gần 29.000 USD, thì sang phiên hôm nay đã có nhịp giảm mạnh và về gần 28.500 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,52 USD (+0,66%), lên 79,90 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,60 USD (+0,72%), lên 84,05 USD/thùng.
VN-Index giảm gần 10 điểm
Sau phiên sáng giảm nhẹ, thị trường giảm thêm đôi chút về gần 1.240 điểm ngay khi giao dịch trở lại trong phiên chiều. Tại ngưỡng điểm này, lực mua khá mạnh dạn xuất hiện, kéo một số bluechip thu hẹp đà giảm, thậm chí một số đã quay đầu tăng điểm, giúp VN-Index bật lên trên tham chiếu.
Tuy vậy, lực bán tiềm ẩn không cho thị trường đi xa hơn khi đã tung vào và khá dứt khoát, khiến VN-Index lùi bước và thủng 1.240 điểm và tiếp tục nới rộng đà giảm trong những phút cuối.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 10,83 triệu đơn vị, tổng giá trị là mua ròng 55,39 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 17/8: VN-Index giảm 9,78 điểm (-0,79%), xuống 1.233,48 điểm; HNX-Index giảm 2,59 điểm (-1,02%), xuống 249,97 điểm; UpCoM-Index giảm 0,93 điểm (-0,99%), xuống 92,74 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm giảm vào thứ Tư (16/8), sau khi biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed được công bố cho thấy các quan chức ngân hàng trung ương bị chia rẽ trong vấn đề tăng lãi suất.
Trong biên bản cuộc họp tháng 7 của ngân hàng trung ương cho thấy có nhiều quan chức cho biết việc thắt chặt thêm có thể là cần thiết để làm giảm lạm phát.
Tuy nhiên, vẫn có những chia rẽ, khi Chủ tịch Fed Philadelphia Patrick Harker đã cùng Chủ tịch Fed Atlanta Raphael Bostic nói rằng không cần tăng lãi suất nữa.
Thậm chí, Chủ tịch Fed New York John Williams và là Phó chủ tịch và thành viên bỏ phiếu thường trực trong Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đã bắt đầu thảo luận về thời gian biểu cho việc cắt giảm lãi suất có thể xảy ra, ngay cả khi họ đã lùi khả năng đó sang năm tới.
Kết thúc phiên 16/8: Chỉ số Dow Jones giảm 180,65 điểm (-0,52%), xuống 34.765,74 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 33,53 điểm (-0,76%), xuống 4.404,33 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 156,42 điểm (-1,15%), xuống 13.474,63 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi những lo ngại gia tăng về sự phục hồi kinh tế chững lại của Trung Quốc và khả năng Fed tiếp tục tăng lãi suất.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,44% xuống 31.626,00 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,34% xuống 2.253,06 điểm.
"Các nhà đầu tư hôm nay chỉ phản ứng với các tín hiệu tiêu cực của thị trường, với lợi suất trái phiếu toàn cầu tăng và những lo lắng đang diễn ra về nền kinh tế Trung Quốc", Takehiko Masuzawa, người đứng đầu giao dịch tại Phillp Securities Japan, cho biết.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm chuẩn đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2022 tại 4,321%, với quan điểm rằng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài hơn, sau một loạt dữ liệu gần đây được nhấn mạnh khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.
Biên bản cuộc họp tháng 7 của Fed vào thứ Tư cũng cho thấy các quan chức bị chia rẽ về sự cần thiết phải tăng lãi suất nhiều hơn.
Điều này đã đẩy đồng yên xuống mức thấp nhất trong 9 tháng với 146,565 yên đổi một USD.
Chỉ số phụ theo dõi ngành năng lượng giảm, với các nhà máy lọc dầu giảm 2,79%, trở thành chỉ số hoạt động kém nhất trong số 33 chỉ số phụ ngành trên Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
Chứng khoán Trung Quốc tăng, khi các nhà đầu tư chờ đợi các biện pháp kích thích của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế của đất nước.
Nhưng mức tăng đã bị chặn lại khá nhiều bởi những lo lắng về cuộc khủng hoảng bất động sản ngày càng sâu sắc và lo ngại về khả năng ảnh hưởng liên đới của các sản phẩm ủy thác liên quan đến ngân hàng ngầm, các nhà phân tích cho biết.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,43% lên 3.163,74 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,33% lên 3.831,10 điểm.
Chính phủ Trung Quốc cho biết vào cuối ngày rằng họ sẽ tiếp tục mở rộng dư địa chính sách để kích thích tiêu dùng và tăng cường phối hợp chính sách để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay.
Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết trong một báo cáo đầu tuần này rằng, các biện pháp nới lỏng hơn dự kiến sẽ diễn ra trong những tháng tới, với sự kết hợp giữa tiền tệ, tài khóa, nhà ở và tiêu dùng.
Tuy nhiên, "đè nặng lên tâm lý là cuộc khủng hoảng nợ mà lĩnh vực bất động sản và niềm tin suy giảm trên thị trường rộng lớn hơn", Kenny Ng, chiến lược gia chứng khoán, China Everbright Securities International cho biết.
Chứng khoán Hồng Kông thu hẹp đà giảm từ mức thấp nhất trong 9 tháng khi các nhà đầu tư mua bắt đáy một số công ty bluechip sau khi thị trường tiếp cận vùng quá bán.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,01% xuống 18.326,63 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 0,31% lên 6.292,33 điểm.
Các cổ phiếu đáng chú ý nhất là JD.com giảm 1,4%, sau khi cho biết tỷ suất lợi nhuận giảm trong sáu tháng đầu năm nay. Nhà sản xuất PC Lenovo đã giảm 3% sau khi doanh thu trong quý vừa qua giảm 24% so với một năm trước đó.
Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư duy trì lập trường thận trọng trước lo ngại rằng Fed vẫn có thể tăng lãi suất, mặc dù sự phục hồi của các nhà sản xuất pin đã hạn chế đà giảm của thị trường.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 5,82 điểm, tương đương 0,23% xuống 2.519,82 điểm, sau khi giảm tới 1,73%.
Cổ phiếu các nhà sản xuất pin là điểm sáng, với LG Energy Solution tăng 2,66%, Samsung SDI và SK Innovation tăng lần lượt 1,16% và 0,06%. Nhà sản xuất vật liệu POSCO Holdings tiến 1,28%.
Kết thúc phiên 17/8: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 140,82 điểm (-1,46%), xuống 31.626,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 13,61 điểm (+0,43%), lên 3.163,74 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 2,67 điểm (-0,01%), xuống 18.326,63 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 5,79 điểm (-0,23%), xuống 2.519,85 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhịp sóng tốt nhất đã qua?
Mốc 1.200 điểm của VN-Index vẫn khó lý giải, mỗi khi thị trường giao dịch quanh mức này là nhiều nhà đầu tư lại cảm thấy bất an..
- Cổ phiếu bán lẻ "sống trong kỳ vọng"
Kết quả kinh doanh sụt giảm, thậm chí ghi nhận lỗ hoạt động cốt lõi, nhưng cổ phiếu nhóm bán lẻ lại bùng nổ, thu hút dòng tiền.
- Ngày 21/8, HoSE tổ chức họp bàn về triển khai hệ thống KRX
HoSE vừa gửi văn bản đến các công ty chứng khoán thông báo cuộc họp vào ngày 21/8 tới về kế hoạch triển khai dự án công nghệ thông tin KRX..
- Fed: Vẫn có rủi ro đáng kể khiến lạm phát tăng tốc trở lại
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường