menu
Thanh khoản bất ngờ thấp kỷ lục hơn 1 năm, điều gì đang diễn ra với thị trường chứng khoán?
copy link
Quỳnh Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thanh khoản bất ngờ thấp kỷ lục hơn 1 năm, điều gì đang diễn ra với thị trường chứng khoán?

Thống kê diễn biến chỉ số VN-Index sau các đợt bão mạnh nhất trong lịch sử từ năm 2000 đến nay của Yuanta cho thấy, VN-Index thường có xu hướng tăng mạnh sau bão.

Thanh khoản ba sàn bất ngờ rơi xuống mức thấp kỷ lục của hơn một năm, khớp lệnh chỉ còn 11.700 tỷ đồng. Riêng HoSE khớp lệnh chưa đến 10.500 tỷ đồng.

Thị trường đã tích cực hơn rất nhiều trong phiên giao dịch hôm nay khi chỉ số giao dịch trên tham chiếu suốt cả phiên, đóng cửa tăng nhẹ 3,08 điểm so với hôm qua, về lại vùng giá 1.256 điểm. Độ rộng cũng đẹp hơn với 218 mã tăng trên 163 mã giảm điểm.

Độ rộng cũng đẹp hơn với 218 mã tăng trên 163 mã giảm điểm. Trong đó, số nhóm ngành tăng cũng nhiều hơn nhóm giảm. Ngân hàng dẫn dắt chỉ số với mức tăng 0,55% với nhiều nhà băng tăng trưởng rất tốt như VCB và ACB cùng tăng 1,24%; VPB tăng 1,37%; VIB tăng 1,68%; đây đều là những cổ phiếu được đánh giá định giá còn hấp dẫn.

Ở chiều ngược lại, Bất động sản giảm 0,11%; Dịch vụ tài chính giảm 0,38%; Thực phẩm đồ uống giảm 0,04%.

Tuy nhiên, thanh khoản ba sàn bất ngờ rơi xuống mức thấp kỷ lục của hơn một năm, khớp lệnh chỉ còn 11.700 tỷ đồng. Riêng HoSE khớp lệnh chưa đến 10.500 tỷ đồng.

Nhận định về mức thanh khoản thấp kỷ lục, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối nghiên cứu và Phân tích Khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta, cho rằng chủ yếu do tâm lý của nhà đầu tư vẫn thận trọng sau bão Yagi đổ bộ những ngày qua gây thiệt hại lớn cho khu vực miền Bắc.

Thị trường lo ngại tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, nếu như Chính phủ mới tăng mục tiêu tăng trưởng GDP lên 7% thì sau cơn bão này, sẽ khó đạt được. Yuanta sẽ điều chỉnh mức dự phóng tăng trưởng GDP ngay khi có đánh giá mức độ thiệt hại từ Chính phủ.

Trong kịch bản khả quan, theo ông Minh, VN-Index tiếp tục lình xình đi ngang ở vùng giá hiện tại.

"Quan trọng là dòng tiền vẫn chờ một câu chuyện có tác động đủ lớn để quay lại. Hiện tại, rủi ro trong nước sau bão là có nhưng sẽ giảm dần. Ở bên ngoài, lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ nhưng số liệu cũng chưa chắc chắn xảy ra, trong khi tuần sau diễn ra sự kiện Fed giảm lãi suất, cùng với kỳ vọng Ủy ban Chứng khoán thông qua quy định Prefunding để kịp thời FTSE review trong tháng 9, khi hai sự kiện này diễn ra dòng tiền sẽ quay lại, thời điểm đó rủi ro bão lũ cũng đã chiết khấu đầy đủ vào giá", ông Minh nhấn mạnh.

Thống kê diễn biến chỉ số VN-Index sau các đợt bão mạnh nhất trong lịch sử từ năm 2000 đến nay của Yuanta cho thấy, VN-Index thường có xu hướng tăng mạnh sau bão.

Sau một tháng bão Noru vào tháng 9/2022, VN-Index giảm mạnh 12,4%, ở thời điểm đó còn có nhiều nguyên nhân hậu Covid, còn lại, các cơn bão khác như Molave vào tháng 10/2020, Vn-Index tăng mạnh 8,6%. Cơn bão Damrey vào tháng 11/2027, 1 tháng sau đó Vn-Index cũng tăng 14,2%. Bão Mirinae và bão Hải Yến những năm 2013 và 2016, Vn-Index cũng tăng nhẹ. Sau 3 tháng bão Molave VN-Index tăng 26,4%; sau ba tháng bão Damrey chỉ số tăng 29,5%.

Một năm sau bão Molave năm 2020, chỉ số tăng 51,1%; sau Damrey chỉ số tăng 8,7%; Sau Mirinae chỉ số tăng 18,1% và sau Sơn Tin 2012 tăng 26,6%.

Chuyên gia của Yuanta khẳng định, trong lịch sử chỉ số VN-Index thường ít chịu tác động tiêu cực từ bão. Riêng đối với năm 2022, chỉ số VN-Index giảm mạnh do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, tác động từ bão lên nền kinh tế là có, nhưng vẫn chưa có đủ cơ sở dữ liệu để đánh giá đầy đủ đến mức độ thiệt hại lên nền kinh tế.

Các ngành chịu nhiều thiệt hại sau bão gồm Du lịch, Bất động sản, Khai thác than, điện, Khu công nghiệp, Dệt may, Công nghiệp sản xuất... Yuanta kỳ vọng việc quyết liệt trong xử lý hậu quả từ bão của Chính phủ sẽ giúp giảm được sự tác động tiêu cực từ bão.

Điểm tích cực theo ông Minh, giá nguyên liệu đang ở mức thấp trở thành động lực cho hồi phục kinh tế. Nếu trước đó, xuất khẩu ghi nhận đơn hàng tăng lên nhưng giá bán không tăng, chi phí vận tải cao nên biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp thấp thì thời gian này, giá dầu giảm chi phí vận tải giảm nên có thể hỗ trợ nhóm doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó bù lại cho phần thiệt hại của nền kinh tế do cơn bão Yagi gây ra.

"Do đó, GDP tăng trưởng 6,2% là hoàn toàn có thể đạt được", Giám đốc Khối nghiên cứu và Phân tích Khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta kỳ vọng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
25.10 +0.25 (+1.01%)
92.60 +1.40 (+1.54%)
20.10 +0.15 (+0.75%)
18.85 +0.50 (+2.72%)
1,255.10 +12.57 (+1.01%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
7 Yêu thích
7 Bình luận 12 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Ảnh đại diện


Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả
7
Chia sẻ 12