Tăng khung giá điện ảnh hưởng như thế nào?
Mới đây có thông tin Phó thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký (thừa uỷ quyền Thủ tướng Phạm Minh Chính), từ ngày 3/2, khung giá bán lẻ điện bình quân (chưa gồm thuế VAT) tối thiểu là 1.826,22 đồng một kWh; và giá tối đa là 2.444,09 đồng một kWh. Như vậy, so với mức khung cũ được quy định tại Quyết định 34/2017, giá tối thiểu tăng 220 đồng, giá tối đa tăng 538 đồng một kWh.
- Đối với kinh tế, giá điện tăng cùng với nhiều loại hàng hóa kéo theo tăng giá sẽ tăng áp lực lạm phát trong năm.
- Đối với các doanh nghiệp điện trên sàn chủ yếu là sản xuất điện bán cho EVN: Bản chất thì EVN độc quyền mua điện nên khung giá và cơ chế giá không thay đổi, do đó ngắn hạn không được lợi gì từ việc giá điện tăng. Tuy nhiên, 1 tác động về mặt xa hơn có thể sẽ giúp các nguồn điện giá cao như điện tái tạo, điện khí, điện than được tăng huy động cũng như các dự án điện khí mới dễ triển khai.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất khác: Giá điện tăng dĩ nhiên làm tăng chi phí đầu vào, đặc biệt một số ngành sử dụng điện lớn như hóa chất, Thép thô, tôn mạ,...
Có câu hỏi hay thắc mắc về cổ phiếu có thể comment dưới bình luận. Mình sẽ hỗ trợ giải đáp!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận