Phiên "phân phối" thứ mấy thì phải bán cổ phiếu?
NĐT nào cũng từng nghe qua về phiên phân phối nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Vì sao chúng ta phải đếm số phiên và hành động cho từng phiên phân phối như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp.
Phiên 1-2 - NĐT chưa cần hành động gì
Theo thống kê sau phiên phân phối đầu tiên hoặc thứ 2 thị trường hoàn toàn có thể kéo tiếp, thậm chí là kéo mạnh. Có những cổ phiếu vẫn tăng tương đối tốt hoặc vượt đỉnh. Do đó ở 2 phiên này NĐT không cần quá lo ngại, tuy nhiên chúng ta vẫn phải đếm số phiên để thoe dõi và đánh giá vận động sau đó.
Phiên 3 - Quan sát cổ phiếu trong danh mục
Khi phiên thứ 3 xuất hiện là lúc NĐT nên rà soát lại danh mục cổ phiếu của mình. Đánh giá trạng thái từng cổ phiếu, với những mã đã đạt mức lợi nhuận trên 15% nên chủ động chốt bớt mặc dù trạng thái cổ phiếu chưa xấu. Tuy nhiên không nên bán hết toàn bộ số cổ phiếu mà nên chia nhỏ ra hạ tỉ trọng dần, đặc biệt là ai dùng đòn bẩy cao.
Phiên 4 - Tìm kiếm bất cứ tín hiệu bán nào
Khi xuất hiện phiên 4 NĐT cần đặc biệt chú ý quan sát nhóm cổ phiếu dẫn dắt vì nó có thể tạo đỉnh và giảm điểm bất cứ lúc nào. Khi đó bạn phải triệt để bán đi cổ phiếu suy yếu trong danh mục Ví dụ những cổ phiếu giảm điểm mạnh kèm volume lớn vì đó là dấu hiệu người khổng lồ đang bán tháo ra hàng.
Phiên 5-6 - Triệt để quản trị rủi ro và bảo toàn phần lãi còn lại
Lúc này nếu bạn thấy phần lãi còn lại trên tài khoản đang bị nhỏ dần lại thậm chí chuyển thành khoản lỗ thì hãy xử lí triệt để chúng. Đây là lúc đặt nguyên tắc quản trị rủi ro lên trên hết. Và hãy nhớ "phải giữ tiền trước khi kiếm tiền".
Đặc biệt chú ý khoảng thời gian xuất hiện của các phiên phân phối. Nếu 4-5 phiên xuất hiện liên tục trong 1 tháng ( thường nhỏ hơn 4 tuần) và có phiên phân phối cực mạnh giảm 1-2% kèm khối lượng lớn hoặc thủng MA20 thì hãy đẩy mức quản trị rủi ro lên cao nhất.
Thêm một số dấu hiệu nhận biết phiên phân phối:
- Cổ phiếu leader: Suy yếu giao dịch lỏng lẻo, có đoạn tăng tốc giá với vol lớn quá mức.
- Cổ phiếu rác: Tích cực bất thường đó là tín hiệu của giai đoạn "đua xe" cực kì nguy hiểm.
- Không có điểm mua an toàn: Khi cổ phiếu liên tục kéo tăng không có nền tảng tích lũy và điểm mua an toàn thì rất có thể sau đó là một nhịp rung lắc mạnh thậm chí là điều chỉnh mạnh.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong giao dịch của tác giả, NĐT tham khảo và chủ động trong quyết định đầu tư.
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường