Nhóm ngành dự kiến tăng trưởng trong nửa cuối năm 2024
1. Sản phẩm công nghệ
Doanh số thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý 2 đã tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng lô hàng điện thoại thông minh toàn cầu tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 285,4 triệu chiếc trong quý 2.
Tính đến cuối quý 2/2024, xuất khẩu điện tử, máy tính và điện thoại, linh kiện đã có sự phục hồi khá tốt. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu với sản phẩm điện thoại và máy tính được dự báo tăng 4% trong 2024, doanh số điện thoại toàn cầu sẽ cải thiện, nhất là đối với sản phẩm điện thoại 5G.
Trong khi đó, doanh số máy tính toàn cầu dự kiến sẽ tăng trở lại do việc tích hợp các tính năng AI vào máy tính giúp thu hút thêm người dùng cá nhân và doanh nghiệp và nhiều máy tính sẽ cần được thay thế trước khi Windows 10 kết thúc hỗ trợ trong 2025.
Đáng chú ý, lĩnh vực sản phẩm bán dẫn toàn cầu (chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ của Việt Nam) được dự báo tăng mạnh 17% trong 2024, nhờ việc tăng cường triển khai các công cụ tăng tốc xử lý công việc để hỗ trợ trí tuệ nhân tạo.
Do đó, kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng công nghệ của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn trong 2024 - 2025, với kỳ vọng đảo chiều của chu kỳ hàng công nghệ toàn cầu.
2. Ngành dệt may
Lạm phát hạ nhiệt và chi tiêu của người tiêu dùng đang dần hồi phục giúp các đơn đặt hàng trong nửa đầu năm 2024 của các doanh nghiệp dệt may khả quan hơn.
Trong nửa đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu nguyên liệu sản xuất như xơ, sợi và vải các loại tăng lần lượt 20,7% và 11,9% so với cùng kỳ năm 2023, đây là tín hiệu cho thấy tình hình các đơn hàng dệt, may xuất khẩu vẫn đang khá tích cực và nhiều triển vọng cho nửa sau của năm 2024.
Một số doanh nghiệp có lợi thế về tập khách hàng đa dạng và yếu tố về ESG như TNG hay Eclat Textile (FDI Đài Loan), lượng đơn hàng đã được lấp kín đến đầu quý 4/2024. Trong khi đó, MSH dự định đưa nhà máy Xuân Trường 2 mới đi vào hoạt động kể từ cuối năm 2024, cho thấy sự tự tin của doanh nghiệp về sự trở lại của các đơn hàng. Nhóm phân tích kỳ vọng các đơn hàng sẽ tiếp tục được đảm bào và gia tăng trong nửa cuối năm khi vào mùa mua sắm tại các thị trường lớn.
Động lực chính của ngành dệt may sẽ đến từ việc nhu cầu tại thị trường Mỹ phục hồi, đặc biệt là vào mùa mua sắm cuối năm. Chi tiêu của người dân Mỹ đang dần hồi phục sau khi lạm phát hạ nhiệt, kỳ vọng đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may sẽ hồi phục rõ rệt kể từ quý 4/2024 khi đây cũng là thời điểm các nhãn hàng bắt đầu chuẩn bị cho vụ xuân hè năm 2025.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp dệt may khó tăng cao do chi phí nhân công tăng khi mà mức lương tối thiểu tăng 6% kể từ tháng 7/2024 (chi phí nhân công thường chiếm 30-50% tổng chi phí sản xuất).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận