Ngành gạo quý 1: Nơi lãi tăng bằng lần, nơi lỗ cùng nợ nần
Nhiều doanh nghiệp ngành gạo tiếp đà tăng trưởng lợi nhuận khi xuất khẩu gạo tiếp tục khởi sắc, nhưng không ít công ty vẫn giảm lãi, thậm chí thua lỗ, dẫn đến nợ tiền mua lúa của nông dân kéo dài.
Xuất khẩu gạo được mùa, được giá
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng gần 12% về lượng, tăng 37% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023, đạt trên 3.2 triệu tấn, tương đương gần 2.1 tỷ USD. Giá trung bình 644 USD/tấn, tăng trên 22%. Đây đều là con số cao nhất của ngành lúa gạo trong 4 tháng đầu năm từ trước đến nay.
Trong lúc giá neo cao, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, Malaysia... đều tăng hai con số so với cùng kỳ.
Trước diễn biến tích cực của hoạt động xuất khẩu, điểm sáng của các doanh nghiệp gạo là doanh thu tăng mạnh. Tuy nhiên biên lãi gộp mảng gạo mỏng kèm chi phí lãi vay và lỗ chênh lệch tỷ giá đã kéo lợi nhuận đi xuống.
Thống kê của VietstockFinance cho thấy, trong số 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo trên sàn (HOSE, HNX, UPCoM) công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, có 4 doanh nghiệp tăng lãi, 3 doanh nghiệp giảm lãi, 2 doanh nghiệp tiếp tục lỗ và 1 doanh nghiệp chuyển từ lỗ sang lãi.
Tổng doanh thu đạt hơn 16.7 ngàn tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023 và chuyển trạng thái từ lỗ sang lãi ròng hơn 37 tỷ đồng.
Điểm sáng phục hồi
Năm ngoái, Vinafood 2 mới có lãi trở lại khoảng 23 tỷ đồng, chấm dứt chuỗi thua lỗ hơn chục năm liên tiếp. Chia sẻ tại ĐHĐCĐ vào cuối tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Huy Hưng - Chủ tịch HĐQT Vinafood 2 cho biết, kết quả này còn khá “khiêm tốn” so với tầm vóc của Vinafood 2, song đây là bước chuyển mình ngoạn mục, cho thấy việc thực hiện đề án tái cơ cấu Tổng công ty giai đoạn 2021-2025 đã mang lại hiệu quả.
Tính đến cuối quý 1/2024, Vinafood 2 còn lỗ lũy kế hơn 2,777 tỷ đồng, hệ quả của chuỗi 10 năm lỗ liên tiếp từ 2013-2022; trong đó, năm 2018 lỗ nặng nhất, gần 1.5 ngàn tỷ đồng.
Vẫn có doanh nghiệp thắng lớn
Công ty cho biết, các mảng kinh doanh chính như giống cây trồng, gạo đóng gói, khử trùng và nông dược, tôm xuất khẩu, bánh kẹo, hạt đóng gói, cá tra xuất khẩu... đều tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận. Riêng lĩnh vực nông nghiệp đóng góp hơn 38% tổng doanh thu và 57% lãi sau thuế toàn Công ty, lần lượt tăng 30% và 24%.
Thành quả của Thương mại Kiên Giang (KTC) là con số lãi cao nhất kể từ quý 3/2022 (tức 7 quý trở lại đây), đạt hơn 14 tỷ đồng, tăng 141% - mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất trong nhóm. Tuy nhiên, kết quả này có được phần lớn nhờ thu nhập từ thanh lý tài sản cố định. Biên lãi gộp gần như đi ngang, khoảng 4%.
"Ông lớn" ôm lỗ…
Năm ngoái, cùng lý do trên cộng với việc lỗ tỷ giá khiến TAR lỗ ròng khoảng 16 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lãi hơn 68 tỷ đồng. Đây cũng là lần đầu tiên doanh nghiệp này lỗ từ khi niêm yết.
Doanh nghiệp gạo có tiếng lâu năm tại An Giang - Angimex (AGM) sau cú sốc nhân sự cao cấp đầu năm 2022 đến nay vẫn chưa thể vực dậy. Đây cũng là doanh nghiệp hiếm hoi trong ngành bị lỗ khi giá vốn ăn mòn hết sạch doanh thu, khiến Angimex tiếp tục lỗ ròng 15 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế tại cuối quý 1 lên trên 175 tỷ đồng, tiệm cận vốn góp chủ sở hữu 182 tỷ đồng.
…nợ nông dân hàng trăm tỷ đồng
Bất ngờ tới từ “ông lớn” gạo miền Tây - Lộc Trời (LTG) đối mặt với rất nhiều khó khăn, nợ nần. Quý 1, doanh thu LTG hơn gấp rưỡi, lên hơn 3.8 ngàn tỷ đồng, với động lực tăng trưởng chính ở mảng gạo. Nhưng biên lãi gộp của mảng gạo mỏng, chỉ 3.5%, kéo giảm biên lãi gộp chung từ 11% xuống còn 6.5%. Cùng với chi phí tài chính tăng cao do lỗ chênh lệch tỷ giá, Lộc Trời lỗ ròng gần 97 tỷ đồng, tăng hơn số lỗ 81 tỷ đồng ở quý 1/2023.
Không những vậy, Lộc Trời gặp lùm xùm nợ hàng trăm tỷ đồng tiền mua lúa của nông dân An Giang cũng như nhiều địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Chia sẻ với người viết, đại diện Lộc Trời cho biết, vụ Đông Xuân 2023-2024, Công ty đã thu mua lúa của bà con tỉnh An Giang với tổng giá trị gần 440 tỷ đồng. Tính đến ngày 9/5, Lộc Trời đã thanh toán 280.4 tỷ đồng cho bà con nông dân và còn nợ 159.4 tỷ đồng.
Ngày 20/05 vừa qua, Lộc Trời đã phối hợp với Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) hoàn tất việc thanh toán tiền nợ mua lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 và gửi lời xin lỗi đến bà con nông dân vì sự cố này.
Hẩm hiu cổ phiếu gạo trên sàn chứng khoán
Đi kèm với bức tranh kinh doanh trái chiều, diễn biến cổ phiếu gạo trên sàn chứng khoán khá tiêu cực, hầu hết đều lao dốc, thậm chí có cổ phiếu bị hủy niêm yết.
Ngày 21/05, cổ phiếu TAR chính thức bị hủy niêm yết và ngày giao dịch cuối cùng trên HNX là 20/5, do kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính riêng và hợp nhất năm 2023.
Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán là TAR đang chờ kết quả xác minh của cơ quan chức năng về đợt phát hành riêng lẻ năm 2021 và vấn đề hàng tồn kho trị giá 1,256 tỷ đồng.
Trước đó, cổ phiếu TAR bị hạn chế giao dịch do chậm nộp BCTC riêng và hợp nhất soát xét bán niên 2023. Kết phiên 17/05, giá cổ phiếu TAR đóng cửa tại 6,100 đồng/cp, giảm hơn 30% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân từ đầu năm đạt gần 328 ngàn đơn vị.
Cổ phiếu AGM bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 05/04/2024, do lợi nhuận sau thuế 2 năm gần nhất (2022-2023) là số âm, bên cạnh việc tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC năm 2023. Kết phiên 20/05, thị giá AGM dừng ở mức 4,900 đồng/cp, giảm 22% so với đầu năm.
Cùng ngày 05/04, cổ phiếu VSF được đưa ra khỏi diện cảnh báo sau khi kiểm toán đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần với BCTC năm 2023. Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, thị giá VSF giảm gần 10% và đang giao dịch quanh vùng 35,000 đồng/cp.
Cổ phiếu LTG và FCS của Lương thực Thành phố Hồ Chí Minh (Foodcosa) là những dấu ấn tiêu cực với mức giảm giá mạnh nhất trong ngành, lần lượt khoảng 18% và 32%.
Riêng cổ phiếu PAN là điểm sáng hiếm hoi trong ngành có mức tăng khoảng 17%, cao hơn mức trung bình 13% VN-Index từ đầu năm.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận