Ngành dầu khí: Luật dầu khí sửa đổi đem đến triển vọng tích cực hơn
Luật Dầu khí sửa đổi tạo hành lang pháp lý mới giúp thu hút đầu tư vào lĩnh vực thượng nguồn
Luật Dầu khí sửa đổi được thông qua vào tháng 11 là khung pháp lý tổng quát cho ngành Dầu khí, giảm bớt sự chồng chéo giữa các luật trong hoạt động Dầu khí. Một số điểm nổi bật trong phiên bản sửa đổi lần này như sau:
1. Về chính sách ưu đãi đầu tư
Bổ sung phân loại và chính sách đối với các lô dầu khí được ưu đãi đầu tư (so với chính sách hiện hành đối với tất cả các dự án: thuế thu nhập doanh nghiệp 32- 0%, thuế xuất khẩu dầu thô 10%, tỷ lệ thu hồi chi phí: 0-70% sản lượng khai thác hàng năm)
• Tiêu chí phân loại: theo vị trí địa lý, điều kiện khai thác…
• Đối với dự án ưu đãi đầu tư: các tỷ lệ trên lần lượt là 32%, 10% và 70% • Đối với dự án ưu đãi đặc biệt: các tỷ lệ trên lần lượt là 2 %, % và 80%
2. Về hợp đồng Dầu khí
• Tăng thời hạn hợp đồng từ 2 năm lên 30 năm (và 3 năm đối với các lô dầu khí thuộc diện ưu đãi đầu tư)
3. Quy định đối với doanh nghiệp nhà nước
• Bổ sung, làm rõ quy định đối với doanh nghiệp nhà nước (PVN) và công ty con 100% vốn của PVN (PVPEP)
Về thượng nguồn
Theo Mirae Asset, Việc Luật Dầu Khí (sửa đổi) thông qua được đánh giá tích cực trong bối cảnh sản lượng khai thác ở các mỏ hiện hữu đang suy giảm 5-8%/năm do ảnh hưởng của thời gian khai thác (như Bạch Hổ, cụm mỏ Sư Tử, Tê Giác Trắng, Lan Tây…)., trong khi đó gia tăng trữ lượng trung bình giai đoạn này chỉ khoảng 12,6 triệu tấn/năm (tương đương 55% sản lượng đang khai thác). ). Cụ thể, quá trình phê duyệt và triển khai các dự án lớn được kỳ vọng sẽ rút ngắn lại đáng kể, cùng với việc tăng thêm cơ chế hỗ trợ nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào các dự án thượng nguồn. Gần đây, dự án lô B Ô Môn (tổng vốn đầu tư dự kiến 6,7 tỷ USD cho phần thượng nguồn) đã phát đi nhiều tín hiệu tích cực và hiệu ứng lan tỏa tới các doanh nghiệp trung nguồn thông qua hoạt động truyền dẫn và phân phối trong trung hạn.
Về trung nguồn
Những ảnh hưởng địa chính trị trong thời gian vừa qua, cũng như lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào Nga đã khiến “dòng chảy” dầu thô toàn cầu phải có những điều chỉnh nhất định, ảnh hưởng tăng chi phí vận chuyển năng lượng toàn cầu :
1) Các hãng tàu buộc phải thay đổi lộ trình với quãng đường vận tải xa hơn để thích nghi với bối cảnh mới, nổi bật là việc dầu của Nga chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc và Ấn Độ đã làm quãng đường vận tải biển tăng đáng kể so với thị trường châu Âu;
2) Việc áp trần giá dầu vận tải đường biển của Nga có thể tác động đến nhu cầu thuê tàu bởi liên quan đến các vấn đề bảo hiểm hàng hải, hải trình di chuyển qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, và hầu hết các hãng tàu chở dầu lớn đều thuộc châu Âu.
Mirae Asset cho rằng PVT là doanh nghiệp được hưởng lợi tích cực nhất từ xu hướng này nhờ vào phần lớn đội tàu của PVT đang hoạt động ở thị trường quốc tế.
Hạ nguồn
Ngành phân bón tuy KQKD không còn ở mức đỉnh lợi nhuận như 2022 nhưng vẫn ở mặt bằng cao so với các năm quá khứ:
1) Giá phân bón vẫn đang duy trì ở mức cao quanh 360USD/tấn, mặc dù đã giảm 37.6% so với trung bình năm 2022;
2) DCM, DPM đẩy mạnh thị trường xuất khẩu để tận dụng sự mất cân đối cung cầu trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine;
3) Chỉ số tài chính vững mạnh với lượng tiền mặt dồi dào sau khi đạt đỉnh chu kỳ kinh tế trong năm 2022
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận