24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nam Hưng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ngân hàng 2024: Mục tiêu lợi nhuận tăng, vẫn “nóng” chuyện cổ tức

Trước thềm ĐHĐCĐ 2024, nhiều ngân hàng đã công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024, trong đó chia cổ tức vẫn nhận được nhiều sự quan tâm.

Cổ đông vui buồn chuyện cổ tức

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) dự kiến trả cổ tức và tăng vốn điều lệ. Theo đó, với lợi nhuận để lại của năm 2023, sau trích lập các quỹ, Techcombank lên phương án chia cổ tức tiền mặt với tỉ lệ 15% (1 cổ phiếu nhận 1.500 đồng).

Số tiền nhà băng này dự kiến chi trả bằng tiền mặt là gần 5.284 tỷ đồng. Thời điểm thực hiện dự kiến trong quý II hoặc quý III/2024.

Chính sách chia cổ tức của Techcombank là một sự thay đổi lớn sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận để củng cố nền tảng vốn, phát triển kinh doanh.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cũng dự kiến trả cổ tức 2023 với tỉ lệ 20%. Số lợi nhuận ngân hàng dành để chia cổ tức cho cổ đông là 10.612,65 tỷ đồng. Trong đó, MB sẽ dành 2.653 tỷ đồng để chia cổ tức tiền mặt với tỉ lệ 5% và 7.959,49 tỷ đồng chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 15%. Dự kiến năm 2024, MB sẽ trả cổ tức với tỉ lệ 10-20%.

ĐHĐCĐ Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) ngày 2/4 cũng đã thông qua phương án trích lập các quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2023. Cụ thể, VIB sẽ chia cổ tức với tỉ lệ 29,5% trên vốn điều lệ. Trong đó, mức chia cổ tức bằng tiền mặt tối đa là 12,5%, chia cổ tức bằng cổ phiếu là 17% và phát hành cổ phiếu thưởng tỉ lệ 0,44% cho cán bộ nhân viên.

ĐHĐCĐ Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) ngày 4/4 vừa qua cũng đã thông qua phương án trả cổ tức từ lợi nhuận năm 2023 với tỉ lệ 25%, trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ phương án phân phối lợi nhuận năm 2023. Theo đó, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại của VPBank là 8.353 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng dự kiến sử dụng gần 7.934 tỷ đồng để chia cổ tức bằng tiền mặt, tương ứng tỉ lệ 10% (1 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thực hiện trả cổ tức là quý II - III năm 2024.
Ngân hàng TMCP Phát triển Tp.Hồ Chí Minh (HDBank) cũng dự kiến trình ĐHĐCĐ phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức năm 2023 và kế hoạch chia cổ tức năm 2024. Lợi nhuận HDBank có thể sử dụng để chia cổ tức là 8.998,9 tỷ đồng.

Ngân hàng dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 10% và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỉ lệ 15%. Năm 2024, HDBank dự định chia cổ tức với tỉ lệ tối đa 30% (trong đó dự kiến chia cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ tối đa 15%).

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 2.106 tỷ đồng lên hơn 7.505 tỷ đồng, tương đương 39% thông qua việc phát hành cổ phiếu để chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại chưa phân phối và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) cũng dự kiến xin ý kiến cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỉ lệ 30% từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối tính đến thời điểm 31/12/2023 theo báo cáo tài chính kiểm toán và sau khi trích các quỹ theo luật định.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng dự kiến trình tới các cổ đông 2024 phương án sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ của năm 2023 để chia cổ tức, tăng vốn điều lệ. Mức chia cuối cùng sẽ cần sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Theo đó, 2023, lợi nhuận sau thuế riêng lẻ của VietinBank đạt 19.457 tỷ đồng, sau khi trích lập các quỹ, lợi nhuận còn lại là 13.927 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ thường niên Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) dự kiến trình cổ đông kế hoạch trả cổ tức tỉ lệ 10% trong đó 7% bằng cổ phiếu và 3% bằng tiền mặt. Số tiền mà ngân hàng dự kiến bỏ ra là 522 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều ngân hàng như Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương (SaigonBank) không có kế hoạch trả cổ tức trong năm 2024.

Theo LPBank và ABBank, 2 ngân hàng này muốn giữ lại lợi nhuận để đầu tư, xây dựng nguồn lực. LPBank thậm chí dự kiến sẽ không chia cổ tức trong 3 năm tới.

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) tiếp tục không chia cổ tức trong năm 2024 do đang trong diện tái cơ cấu.

Nhiều ngân hàng đặt kế hoạch lợi nhuận tích cực

Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank) vừa có văn bản công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 200 tỷ đồng, tăng 179% so với năm 2023.

HĐQT VPBank dự kiến trình cổ đông phương án lợi nhuận trước thuế 23.165 tỷ đồng, tăng 114% so với thực hiện của năm 2023 (đạt 10.987 tỷ đồng)

Trong đó, lợi nhuận của của VPBank là 20.709 tỷ đồng, lợi nhuận của FE Credit là 1.200 tỷ đồng, của Chứng khoán VPBank là 1.902 tỷ đồng và của Bảo hiểm OPES là 873 tỷ đồng.

Eximbank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế là 5.180 tỷ đồng, tăng 90,5% so với kết quả thực hiện năm 2023. Tổng tài sản được kỳ vọng tăng thêm 11%, lên mức 223.500 tỷ đồng.
Techcombank cũng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 27.100 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ. Trong khi năm 2023, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 22.888 tỷ đồng, giảm 10,5% so với năm trước.
MB dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2024 tăng trưởng từ 6 – 8%. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của MB năm 2024 dự kiến đạt từ 27.884 tỷ đồng đến 28.411 tỷ đồng.

ĐHĐCĐ ABBank ngày 5/4 vừa qua cũng đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 94,5% so với kết quả thực hiện của năm 2023.

Nhiều cổ đông cho rằng, ngân hàng đang đặt ra mục tiêu lãi trước thuế 1.000 tỷ đồng là hạn chế so với mức tổng tài sản, ông Đào Mạnh Kháng – Chủ tịch HĐQT ABBank chia sẻ, nhìn vào thực tế năm 2023, lợi nhuận của ngân hàng xuống vùng trũng, mục tiêu này cũng tạo ra áp lực, thách thức, đòi hỏi nỗ lực của cả hệ thống. Điều này đặt trách nhiệm nặng với toàn bộ ngân hàng, không thể bất tín với cổ đông.

Năm 2024, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đặt mục tiêu lợi nhuận hơn 44.000 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2023.

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các Tổ chức tín dụng quý II/2024 do Vụ Thống kê của Ngân hàng Nhà nước thực hiện, tình hình kinh doanh tổng thể và lợi nhuận trước thuế của hệ thống ngân hàng trong quý I/2024 chưa được như nhận định và kỳ vọng của các Tổ chức tín dụng tại kỳ điều tra trước.

Các TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh sẽ khả quan hơn trong quý II/2024 nhưng vẫn thận trọng khi kỳ vọng cho cả năm 2024, với 70,9-72,7% Tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý II và cả năm 2024.

Các TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế có thể phục hồi từ quý II/2024 với 57,3% TCTD kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng so với quý I/2024, 30,9% TCTD kỳ vọng "không đổi" và 11,8% TCTD lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
24.95 +0.10 (+0.40%)
24.00 (0.00%)
18.20 -0.10 (-0.55%)
19.05 -0.15 (-0.78%)
23.50 +0.30 (+1.29%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả