Lăng kính chứng khoán 19/2: Liệu sự hưng phấn sẽ nối dài?
Theo chuyên gia chứng khoán, trong ngắn hạn các yếu tố tích cực vẫn có phần chiếm ưu thế và chưa có yếu tố đủ mạnh xuất hiện để làm thị trường “đảo chiều” giảm điểm.
Dù chỉ có hai phiên "khai xuân" nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự hưng phấn khi chỉ số VN-Index lên mức cao nhất 5 tháng qua, vượt mốc 1.200 điểm.
Nhóm vốn hoá lớn tiếp tục là tâm điểm khi nâng đỡ thị trường chung như VIC (+3,7%), GVR (+5,1%), VNM (+3,6%) và TCB (+3,2%). Ngược lại, một số cổ phiếu ngân hàng như BID (-0,8%), VCB (-0,4%) và ACB (-1,4%) điều chỉnh sau đà tăng giá gần đây, gây áp lực lên chỉ số chung.
Tuần qua, giá trị giao dịch trên ba sàn tăng mạnh nhờ tâm lý tích cực sau Tết. Tổng khối lượng giao dịch bình quân đạt 20.637 tỷ đồng/phiên, tăng 20% so với tuần trước.
Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng xuyên suốt hai phiên đầu năm, tổng giá trị đạt 768 tỷ đồng trên cả 3 sàn. Theo đó, khối ngoại bán ròng 726 tỷ đồng trên HoSE và 62 tỷ đồng trên HNX, trong khi mua ròng nhẹ 20 tỷ đồng trên UPCoM.
Nhận định về diễn biến giao dịch tuần mới, ông Bùi Văn Huy – Giám đốc Chi nhánh Tp.HCM CTCK DSC và ông Đinh Quang Hinh - Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường CTCK VNDIRECT đều cho rằng chưa có yếu tố nào có khả năng làm “đảo chiều” xu hướng tăng hiện nay của thị trường.
Ông có đánh giá gì về diễn biến giao dịch tuần qua?
Trong kịch bản thị trường tiếp tục lên cao và qua sóng đầu năm thì xác suất điều chỉnh sẽ càng tăng lên nhưng trong ngắn hạn, dòng tiền hiện tại vẫn tích cực, hưng phấn, nhà đầu tư vẫn đang có cơ hội giao dịch.
Độ rộng của thị trường cũng tích cực hơn khi nhiều nhóm ngành luân phiên tăng điểm và giữ nhịp thị trường, thay vì chỉ tập trung vào nhóm ngân hàng như giai đoạn trước nghỉ lễ.
Theo ông, diễn biến giao dịch của tuần tới sẽ diễn ra như nào và nhà đầu tư cần lưu ý những thông tin gì trong tuần tới?
Về yếu tố tiêu cực tiềm ẩn, việc liên thị trường có những biến động tiêu cực trở lại sau thông tin CPI của Mỹ tháng 1 tăng cao hơn dự báo của giới phân tích, làm giảm bớt kỳ vọng về khả năng Fed sớm hạ lãi suất và số lần hạ lãi suất trong năm 2024. Một số vấn đề trong nước vẫn tiềm ẩn như nợ xấu cũng như sự phục hồi của thị trường bất động sản.
Tổng hợp các yếu tố trên, có thể thấy trong ngắn hạn các yếu tố tích cực vẫn có phần chiếm ưu thế và chưa có yếu tố đủ mạnh xuất hiện để làm thị trường “đảo chiều” mạnh trong ngắn hạn.
Cần lưu ý VN-Index đang trọng thạng thái quá mua nên các nhịp chốt lời và điều chỉnh ngắn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tuy nhiên chưa có xác suất cao sẽ điều chỉnh giảm sâu và xu hướng chính vẫn thiên về tăng điểm.
Điều này củng cố cho tâm lý thị trường hướng tới một mùa đại hội cổ đông năm 2024 và mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024 với gam màu tươi sáng hơn.
Với những yếu tố trên, tôi cho rằng chưa có dấu hiệu nào có khả năng làm “đảo chiều” xu hướng tăng hiện nay của thị trường.
Vậy theo ông, nhà đầu tư nên hành động như thế nào trong tuần tới?
Cần tránh giao dịch mua đuổi với các cổ phiếu đã tăng nhiều. Câu chuyện cơ bản từng nhóm ngành ở thời điểm hiện tại không quan trọng bằng câu chuyện dòng tiền.
Chỉ số VN-Index có thể hướng tới vùng đỉnh cũ quanh 1.240 điểm (+/- 10 điểm). Đây mới là vùng kháng cự mạnh và đủ sức thử thách xu hướng tăng của thị trường.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận