24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thủy Phạm Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Hai nhóm cổ phiếu gặp bất lợi giai đoạn hiện tại

Sự phân hóa của thị trường đang được đẩy lên mức cao khi các nhóm ngành có sự vận động trái ngược nhau. Nếu đầu tư công, thép hay dầu khí hút dòng tiền và vận động tương đối khỏe thì hóa chất - phân đạm lại ngược lại. Vậy những bất lợi 2 nhóm này gặp phải là gì?

1.Nhóm hóa chất

Câu chuyện về giá photpho luôn là tâm điểm của ngành hóa chất. Ở giai đoạn hiện tại khi giá photpho vàng liên tục giảm là một trong những bất lợi lớn nhất cho nhóm hóa chất.

Hai nhóm cổ phiếu gặp bất lợi giai đoạn hiện tại

Ngoài ra các cổ phiếu nhóm này đều đã đạt đỉnh lợi nhuận. Điển hình như Hóa chất Đức Giang (DGC) đặt kế hoạch kinh doanh quý 1/2023 với mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 2.578 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 700 tỷ. Kế hoạch này lần lượt giảm 29% và giảm 54% so với cùng kỳ năm trước; giảm 17% về doanh thu và giảm 38% về lợi nhuận so với quý 4/2022.

Dự kiến giá điện tăng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của các doanh nghiệp hóa chất. Được biết chi phí điện chiếm khoảng 10% tổng chi phí của nhóm này. Do đó càng làm gia tăng khó khăn cho nhóm hóa chất.

Các cổ phiếu bị ảnh hưởng: DGC, CSV..

2.Nhóm phân bón

Được biết Trung Quốc là quốc giá xuất khẩu phân đạm lớn thứ 2 thế giới do đó biến động giá phân đạm của nước này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giá phân đạm Việt nam và các doanh nghiệp sản xuất phân đạm. Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm hơn 50% trong tổng lượng và chiếm 45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón nước ta.

Nếu năm 2022 Trung Quốc ban hành lệnh cấm xuất khẩu ure từ tháng 3/2021 và Nga áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với ure kể từ tháng 7/2022 đã khiến giá ure tăng mạnh và neo ở mức cao, giúp các doanh nghiệp như DPMDCM có KQKD tăng trưởng kỷ lục thì 2023 lại mang lại khá nhiều khó khăn cho nhóm này.

Hai nhóm cổ phiếu gặp bất lợi giai đoạn hiện tại

Cụ thể Khi Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, nước này có thể khôi phục lại sản lượng sản xuất và gỡ bỏ các hạn chế về xuất khẩu, qua đó khiến giá phân bón tiếp tục hạ nhiệt trong năm 2023. Hơn nữa, xu hướng giảm này sẽ gia tăng do Nga (nước xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu) sẽ mở kim ngạch xuất khẩu từ đầu năm 2023. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón sẽ chịu tác động tiêu cực từ việc giá bán giảm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu.

Các cổ phiếu bị ảnh hưởng: DCM, DPM, BFC...

NĐT cân nhắc các thông tin trên để có quyết định đầu tư hợp lí cho giai đoạn thị trường phân hóa cao nửa đầu năm 2023. Chúc các bạn đầu tư thành công !!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
39.25 +1.05 (+2.75%)
37.25 +0.20 (+0.54%)
37.90 +0.50 (+1.34%)
105.90 -1.10 (-1.03%)
35.50 +0.65 (+1.87%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả