24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hải Yến Vndirect Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Điểm lại hoạt động và tiềm năng của các ngân hàng

1. VPB - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

+ Năm 2022, VPB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần lần lượt ở mức 57,8 nghìn tỷ (+30% svck) và 18,2 nghìn tỷ (+54% svck). Nếu loại phí trả trước 5,5 nghìn tỷ trước thuế từ thương vụ banca với AIA thì lợi nhuận VPB tăng khoảng 17%.

+ Ngân hàng mẹ ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực: tín dụng tăng 31% svck (cao nhất hệ thống), tiền gửi tăng 29% svck, thu nhập phí dịch vụ tăng 64% svck. Ngược lại, FECredit ghi nhận lỗ trước thuế hơn 3 nghìn tỷ do nợ xấu tăng vọt và cho vay ảm đạm.

+ Trong 2 năm tới, chúng tôi cho rằng tăng trưởng tín dụng ở ngân hàng mẹ sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng quan trọng nhất cho VPB. Tỷ lệ an toàn vốn ở mức cao, thanh khoản/nguồn vốn dồi dào, cũng như việc VPB sẽ hỗ trợ một tổ chức tín dụng yếu kém khiến VPB tiếp tục nhận được hạn mức tín dụng trên mức trung bình từ NHNN. Chúng tôi dự phóng lợi nhuận của VPB sẽ giảm 6% trong 2023 từ mức nền cao của 2022 và trở lại tăng 24% trong 2024

+ Chất lượng tài sản của VPB suy yếu trong năm 2022, đặc biệt ở FEC. Tỷ lệ nợ xấu ở ngân hàng mẹ tăng 80 điểm cơ bản svck lên 2,8% vào cuối năm 2022. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu ở FEC nhảy vọt từ 13,6% lên 20,4% vào cuối 2022. Tuy nhiên VPB vẫn đang đạt được các chỉ số rất tốt về thanh khoản và vốn như LDR của ngân hàng mẹ ở mức 76,8% (dưới mức tối đa 85%) và CAR hợp nhất ~15% ở top đầu ngành.

2. ACB - Ngân hàng TMCP Á Châu

+ Lợi nhuận ròng của ACB tăng mạnh trong 2022 và đạt 13,7 nghìn tỷ đồng (+42,6% svck) chủ yếu do chi phí dự phòng giảm mạnh (-98% svck). Các chỉ số khả năng sinh lời ấn tượng, ROE đạt 26,5% và ROA 2,4%.

+ Chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp diễn và thị trường BĐS gần như đóng băng sẽ gây khó khăn cho ngành Ngân hàng trong 2023 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, NIM thu hẹp, và chất lượng tài sản xấu đi.

+ Tuy nhiên, ACB được biết đến là một ngân hàng với chiến lược “thận trọng” khi danh mục tín dụng không bao gồm TPDN và tỷ lệ cho vay dự án BĐS không đáng kể. Do đó, ACB sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi những biến động trên thị trường TPDN và BĐS hiện nay.

+ ACB có kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022 đã được ĐHCĐ thông qua với phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt (thực hiện trong năm nay nếu được NHNN chấp thuận) bên cạnh 15% bằng cổ phiếu.

+ Tăng trưởng tín dụng trong 2022 đạt 14,3% svck, trong khi tăng trưởng tiền gửi chỉ đạt 9% svck. Hệ số LDR ở mức 78,5% cuối năm 2022 (so với trần quy định là 85%).

+ Hệ số an toàn vốn CAR tương đối cao (đạt 12,8% cuối 2022 so với quy định tối thiểu 8%).

+ Chất lượng tài sản duy trì lành mạnh khi tỷ lệ nợ xấu NPL vẫn ở mức 0,7% và LLR giảm còn 159% cuối 2022 (cuối 2021 là 209%) tuy nhiên đây vẫn là mức cao trong ngành.

3. VIB - Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

+ VIB ghi nhận LN ròng 2022 đạt 8.469 tỷ đồng (+32,1% svck), nhờ NIM cải thiện và CIR giảm (từ 35,5% trong 2021 xuống còn 34% trong 2022).

+ Chính sách tiền tệ thắt chặt tiếp diễn và thị trường BĐS gần như đóng băng sẽ gây khó khăn cho ngành Ngân hàng trong 2023 khi tăng trưởng tín dụng chậm lại, NIM thu hẹp, và chất lượng tài sản xấu đi.

+ Cho vay mua nhà là mảng cho vay chính của VIB (chiếm ~46% danh mục). Tuy nhiên, lãi suất vay mua nhà đã tăng mạnh từ nửa cuối 2022 và vẫn chưa có sự sụt giảm đáng kể, trước bối cảnh tín dụng vẫn hạn hẹp và việc phát hành trái phiếu ngày càng khó khăn. Lãi suất và giá nhà cao như hiện tại sẽ làm suy yếu nhu cầu mua nhà, theo đó ảnh hưởng tiêu cực lên khả năng triển khai cho vay của VIB trong năm nay.

+ VIB có kế hoạch chia tổ tức bằng tiền mặt trong năm nay với tỷ lệ 10% mệnh giá ~ lợi suất cổ tức khoảng 5%.

+ Tăng trưởng tín dụng và tiền gửi trong 2022 lần lượt là 14,5% svck và 15,3% svck. Theo đó hệ số LDR ở mức tương đối 75,6 % vào cuối 2022 (so với trần quy định là 85%).

+ CASA suy giảm theo xu hướng của toàn ngành (chỉ còn 13,7% trong 2022 từ 16,2% trong 2021).

+ Hệ số an toàn vốn CAR ngang mức trung bình ngành, đạt 12,4% cuối 2022 (so với quy định tối thiểu 8%).

+ Chất lượng tài sản vẫn cần được cải thiện: tỷ lệ nợ xấu NPL khá cao 2,45% vào cuối 2022 (so với mức 2,3% cuối 2021) và LLR duy trì ở mức 54% (cuối 2021 là 51%) - thấp so với trung bình ngành.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
25.00 +0.10 (+0.40%)
35.30 +0.20 (+0.57%)
18.55 +0.05 (+0.27%)
19.05 (0.00%)
16.15 (0.00%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Hải Yến Vndirect Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả