Ba loại "sói" gian manh trong làng làm giá cổ phiếu nhà đầu tư cần biết
Ba loại "sói" gian manh trong làng làm giá cổ phiếu nhà đầu tư cần biết
Hạng 3: Tạo cung - cầu ảo
Khoảng 20 năm về trước, khi thị trường chứng khoán Việt Nam còn sơ khai, chỉ có 2-3 công ty nhưng đã có các nhóm làm giá rồi. Các nhóm này thường chỉ cần có tiền là có thể tác động vào giá cổ phiếu. Cách làm rất đơn giản, họ dùng một lượng tiền âm thầm mua một lượng cổ phiếu đủ lớn. Thông thường là 50-60% tổng lượng tiền. Sau đó dùng phần tiền còn lại kết hợp với một số thông tin chính thức và đồn thổi khiến giá chứng khoán tăng gấp rưỡi, gấp đôi và thậm chí nhiều hơn nếu doanh nghiệp có “game” trong bối cảnh thị trường thuận lợi.
Khi ra hàng, có thể là họ xả âm thầm khéo léo trong hàng tháng trời, hoặc xả sốc kéo nhồi trong vài phiên để xả lượng cổ phiếu lớn, cũng có thể họ xả ào ạt tại những ngày ra tin tốt... Trên thực tế việc này chỉ có thể cảm nhận bằng trải nghiệm khi nhìn bảng điện.
Thời kỳ đầu, quy mô thị trường nhỏ, họ buộc phải trực tiếp tác động vào cung cầu. Tức là tự mua tự bán giữa các tài khoản để kích thích sự quan tâm của thị trường. Một số cá nhân cẩu thả đã bị phát giác, do họ dùng số lượng lớn tài khoản trực tiếp mua bán chéo qua lại tạo cung cầu giả để thu hút các nhà đầu tư cá nhân cũng như những nhà phân tích thị trường. Tuy nhiên nếu chỉ tác động vào giá như vậy, mức xử phạt và răn đe không lớn. Ngoài ra, các nhà đầu tư này cũng có thể gặp thua lỗ nếu thị trường không thuận lợi.
Tại sao đã làm giá rồi mà còn thua lỗ? Bởi vì họ sẽ có một số "con sói" đối thủ lớn mạnh và có phần "quý tộc" hơn.
Hạng 2: Bơm thổi doanh nghiệp
Ở một cấp độ nguy hiểm hơn, chính thành viên hay thậm chí chủ tịch hội đồng quản trị của doanh nghiệp mới là những “con sói” dữ thật sự. Vì họ hiểu hoàn toàn về doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Tất cả những người chơi chứng khoán lâu năm đều biết về những doanh nghiệp kiểu này. Một số doanh nghiệp thường xuyên có mức lên xuống tính bằng nhiều lần, thậm chí cá biệt là trăm lần. Tuy nhiên nếu họ không trực tiếp mua bán giữa các tài khoản, không tác động vào sổ sách, rất khó luận tội họ.
Thông thường họ là người chiến thắng, nhưng cũng có những người thất bại, nguyên nhân thất bại có thể là thị trường chung quá xấu. Một số, trong hoàn cảnh cùng đường buộc đi nước cờ tàn, mua bán lòng vòng trong hệ sinh thái để nâng khống doanh thu lợi nhuận. Một số công ty ở quy mô nhỏ hơn không đủ tiềm lực và “game” buộc phải tác động thô bạo vào bản báo cáo tài chính (như một công ty dược khá nổi tiếng cách đây trên dưới chục năm).
Không chỉ thế, sau này việc làm giá có thể biến tướng là bán cả công ty. Tự mua bán dự án tay trái tay phải, hy sinh chút lợi ích tiền mặt đẩy vào doanh nghiệp. Đẩy giá cổ phiếu lên trời, sau đó cầm cố cổ phiếu rồi... bỏ hàng. Mô hình này được áp dụng cho các doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ, không thể ra cổ phiếu.
Ví dụ: CTCP A có 1 triệu cổ phiếu. Ông chủ sẽ tìm cách bỏ ra 10 tỷ lợi nhuận tiền thật vào công ty A bằng cách mua bán lòng vòng. Hoàn toàn không thiệt hại đến ai. Cùng lúc ấy do nắm hoàn toàn công ty, ông chủ cứ mua tay phải đẩy tay trái, đẩy giá A tới 100,000 với mức P/E=10. Hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên do công ty nhỏ cổ phiếu rác, dù đã khai khống lợi nhuận vẫn không ai chấp nhận mua cổ phiếu. Do đó ông chủ này tiếp tục tự tạo cung cầu giả để đủ điều kiện lọt vào danh sách cổ phiếu được margin, thông thường các công ty chứng khoán hoặc ngân hàng sẽ cho vay mức 50% giá thị trường. Như vậy ông chủ thu về 50 tỷ từ hơn 10 tỷ tiền đầu tư. Lợi nhuận có thể tầm 30-40 tỷ.
Đây là những nhà làm giá cao cấp, khá nguy hiểm, họ hiểu doanh nghiệp có thể tác động vào doanh nghiệp ở quy mô lớn hơn nhà làm giá hạng 3.
Hạng 1: Lợi dung chênh lệch giữa cơ sở và phái sinh
Trên thực tế, có những khe hở mà luật pháp chưa chạm tới. Những kẻ trí tuệ và sắc sảo hơn người tận dụng việc ấy và tìm kiếm lợi ích trên nỗi đau của đồng loại. Những kẻ làm giá loại 1 thông thường là một nhóm, đó là những kẻ có lượng tiền khá lớn, có thể tác động vào VN30, họ cực trí tuệ và bản lĩnh, họ không cần phải tồn tại trong doanh nghiệp, họ dựa vào mức chênh đòn bẩy giữa thị trường cơ sở và thị trường phái sinh, hoặc thị trường quyền chọn để trục lợi. Ở một khía cạnh nào đó, họ nguy hiểm hơn rất nhiều các nhà làm giá hạng 2, vì họ không tác động tới chỉ một doanh nghiệp riêng lẻ mà là cả thị trường, và quá trình này có thể diễn ra liên tục hàng ngày. Do tính đòn bẩy quá cao của thị trường phái sinh, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể thiệt hại hơn rất nhiều. Thậm chí là lỗ 100% chỉ trong 1 ngày.
Ví dụ, thị trường phái sinh và VN30 đang cùng là 1,400 điểm. Nếu có thể dùng 2,000 tỷ trong phiên ATC để đẩy tất cả các cổ phiếu trong VN30 lên trần thì chỉ số VN30 tăng lên khoảng 1,500 điểm. Tương tự, điểm phái sinh cũng lên khoảng 100 điểm. Tuy nhiên do tính đòn bẩy cao của thị trường phái sinh, một hợp đồng xoay quanh 25 triệu, khi phái sinh tăng 100 điểm thì mỗi hợp đồng lời khoảng 40%. Như vậy, nếu bỏ ra 2,000 tỷ mua phái sinh thì cuối phiên bên phái sinh sẽ lời khoảng 800 tỷ. So với mức hy sinh 2000*7%=140 tỷ đồng dùng để mua chứng khoán thì con số này lớn hơn nhiều. Đặc biệt ở một số công ty chứng khoán còn cho vay thêm tới 4 lần ở mảng phái sinh.
Như vậy, nếu họ sử dụng siêu đòn bẩy thì họ có thể lời tới 3,200 tỷ chỉ với 2,000 tỷ đầu tư vào phái sinh (tất cả các số đều được làm tròn). Đặc biệt, vào các ngày thứ 5 của tuần thứ ba khi thị trường phái sinh đáo hạn, các hợp đồng phái sinh tự động đóng vị thế bằng đúng với VN30 thì quá trình làm giá này diễn ra càng rõ nét. Trên thực tế con số không lớn như vậy, vì họ cũng còn… nể cơ quan giám sát.
Tuy nhiên, những ai tham gia thị trường chứng khoán đều sẽ thấy điều này diễn ra mỗi ngày. Thị trường không có thông tin gì mới mà VN30 lên xuống liên tục 15-20 điểm chỉ trong vài phút. Khám phá ra điều này không khó. Tìm ra những kẻ tác động không khó.
Lời khuyên dành cho nhà đầu tư:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận