[VIDEO] VN-INDEX 24/05/2023: Ngân hàng nhà nước giảm mạnh lãi suất - Cợ hội thị trường chuyển trạng thái
* Cổ phiếu ngân hàng trở thành tâm điểm dưới áp lực bán tháo, thị trường đảo chiều từ tăng thành giảm cùng khối ngoại bán ròng hơn 600 tỷ đồng khiến VN-Index rực lửa.
- Tiếp đà tăng điểm từ phiên đầu tuần, sang nay thị trường mở cửa với đà tâm lý thoái mái từ các nhà đầu tư, chỉ số chính tăng liền 3 điểm. Tuy nhiên, sau đó chiều bán áp đảo thị trường khiến chỉ số chính gần như đi ngang tham chiếu nửa cuối phiên sáng và chốt phiên mất 2,34 điểm.
- Trong phiên chiều thị trường tiếp tục duy trì biến động giằng co, VN-Index diễn biến dần xấu đi. Khoảng 13h30, VN-Index đã có nhịp quay đầu đẩy chỉ số lên gần tham chiếu trước khi lao dốc về mốc thấp nhất trong phiên 1.062 điểm.
- Với số lượng cổ phiếu giảm giá cao hơn gấp 2 lần số cổ phiếu tăng, cùng áp lực xả hàng từ khối ngoại khiến VN-Index bước vào phiên ATC dù ghi nhận tín hiệu hồi phục nhưng không đủ sức “thoát hiểm”, chỉ hồi được 3 điểm so với mức thấp nhất.
- Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 4,79 điểm (-0,45%) xuống còn 1.065,85 điểm. HNX-Index cũng không kịp “thoát hiểm” giảm nhẹ 0,11 điểm (-0,05%) tại 215,79 điểm. UPCOM-Index giảm 0,21 điểm (-0,26%) còn 81 điểm.
- Áp lực bán tháo rơi phần lớn vào khối cổ phiếu có vốn hóa lớn VN30, khi chỉ số này diễn biến tiêu cực lan rộng với 26 mã giảm giá áp đảo hoàn toàn với 6 mã tăng giá gồm ACB, BVH, HDB, PDR, POW và VIC.
- Toàn sàn HoSE chứng kiến 266 mã giảm giá, nhưng chỉ có 139 mã tăng giá và 37 mã tham chiếu. Thanh khoản phiên hôm nay chỉ nhích nhẹ hơn so với phiên trước 300 tỷ đồng đạt 12,8 nghìn tỷ đồng, tương ứng với gần 722 triệu đơn vị cổ phiếu sang tay trong phiên.
- Mặt khác, khối nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục gây sức ép lên thị trường khi khối này có phiên thứ 2 quay lại bán ròng. Đáng nói phiên hôm nay, khối này xả mạnh lên đến hơn 600 tỷ đồng trên sàn HoSE là mức bán mạnh nhất trong gần 3 tháng qua, trong khi chỉ mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng trên sàn HNX.
- Cổ phiếu VNM chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 126 tỷ đồng; theo sau MSN, VND bị bán khoảng 126 và 106 tỷ đồng mỗi mã. Ngược lại, chiều mua, POW được mua ròng mạnh nhất với giá trị 35 tỷ đồng. VRE xếp tiếp theo với 28 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng SSI và PNJ với giá trị là 23 và 14 tỷ đồng.
- Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng trở thành gánh nặng của trường trong phiên giao dịch hôm nay khi có tới 15/20 mã chìm trong sắc đỏ. Đồng loạt các “ông lớn” quốc doanh bị giảm giá VCB -0,32%, BID -1,24%, CTG -0,18%. Cùng với đó là một loạt các mã có vốn hóa lớn khác như VPB -0,76%, VIB -1,39%, LPB -1,06%, OCB -1,16%,... Trong thiểu số “ngược dòng” gánh nhóm chỉ có ACB +1,2%, HDB +0,26%, EIB +0,26% cùng 2 mã tham chiếu là BAB và MSB.
- Tại nhóm bất động sản chiều bán cũng diễn biến áp đảo khi có tới 35 mã giảm giá. Trong đó, nổi bật là các mã có vốn hóa lớn như VHM -0,74% đến BCM -1,41%, VRE -0,72%, NVL -1,12%, KDH -1,35%, KBC -1,65%, NLG -2,1%, DXG -1,40%,… Ngược chiều với 26 mã tăng giá, dẫn đầu là VIC +0,96% tiếp theo DIG +0,49%, PDR +1,49%, DXS +1,92%, ITA +0,71%,… Trong khi đó, 2 mã cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ là NHA và EVG lại “ngược dòng” thành công khi tăng kịch trần.
- Tại nhóm phân bón, 2 mã cổ phiếu DPM (Đạm Phú Mỹ) và DCM (Đạm Cà Mau) sau nhiều phiên liên tục giảm giá trước thông tin Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị dừng nhà máy Đạm Phú Mỹ và Đạm Cà Mau để nhường khí phát điện thì phiên giao dịch hôm nay 2 mã cổ phiếu này đã tăng điểm trở lại. Cụ thể, kết phiên 23/5, mã cổ phiếu DPM tăng 1.76% ở mức 31,850 đồng/cổ phiếu; mã cổ phiếu DCM tăng 1,49% lên mức 23,850 đồng/cổ phiếu.
- Nhóm sản xuất ghi nhận sắc đỏ ở các cổ phiếu vốn hóa lớn, điểm mặt nhiều tên tuổi có mặt trong Top 10 ảnh hưởng tiêu cực nhất cho chỉ số. Cụ thể, VNM -1,76%, HPG -0,91%, SAB -1,06%, MSN -2,22%, GVR -0,61%,… Nhóm năng lượng hưởng ứng tích cực sau Quy hoạch điện VIII với PGV +4,38%, POW +0,37%. Ngược lại, GAS -1,58%, PLX -0,66%,…
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận