[VIDEO] VN-INDEX 01/06/2023: Rung lắc hấp thụ - Yếu tố cơ cấu danh mục cuối tháng 5
Dù số cổ phiếu tăng giá chiếm số lượng áp đảo trên bảng điện tử nhưng VN-Index không thể giữ được đà tăng trước áp lực bán tháo ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn phiên cuối tháng 5.
Sau hai phiên hồi phục, sáng nay thị trường gặp áp lực điều chỉnh. Lực bán thắng thế khiến VN-Index vừa chớm xanh đầu phiên đã lập tức nhuộm đỏ. Áp lực dần tăng khiến chỉ số quay đầu khi chưa kịp chạm tới mốc 1.080 điểm. Như vậy, tin vui giảm lãi suất cũng chưa đủ sức để VN-Index bứt ra khỏi tình trạng giằng co duy trì trong nhiều tháng qua.
- Nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn gây sức ép lớn lên thị trường, khiến phần lớn thời gian sáng nay chỉ số này chìm xuống vùng giá đỏ. Tuy nhiên dòng tiền vẫn hoạt động rất mạnh ở nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ. Sáng nay VN-Index giảm 0,13% nhưng độ rộng vẫn rất tốt nhờ 220 mã tăng/143 mã giảm, phần lớn số tăng thuộc về nhóm cổ phiếu có vốn hóa nhỏ.
- Tại phiên chiều, lực cầu tiếp tục ngó lơ nhóm cổ phiếu có vốn hóa lớn, sau một nhịp tăng trở lại tham chiếu, VN-Index đã lao thẳng xuống mốc thấp nhất trong ngày 1.071 điểm. Cuối giờ, dù ghi nhận tín hiệu tích cực trở lại nhưng vì thiếu lực đẩy của cổ phiếu có vốn hóa lớn, cùng khối ngoại bán ròng, VN-Index kết phiên cuối cùng của tháng 5 giảm gần 3 điểm.
- Cụ thể, kết phiên VN-Index giảm 2,88 điểm (-0,27%) xuống 1.075,17 điểm. Không chịu sức ép giảm giá từ cổ phiếu trụ, hai sàn còn lại cùng kết phiên hôm nay trong sắc xanh: HNX-Index tăng 1,48 điểm (+0,67%) ở 222,81 điểm, còn UPCoM-Index tăng 0,38 điểm (+0,46%) lên 82,05 điểm.
- Rổ VN30 chìm trong sắc đỏ với 19 mã giảm so với 8 mã tăng và 3 mã đi ngang là BCM, POW và STB. Trong đó, nhóm cổ phiếu kéo giảm VN-Index ghi danh các tên tuổi: VHM. VCB, VIC, VRE, MSN,… Chỉ riêng hai “siêu trụ” VHM và VCB đã lấy đi tổng cộng hơn 2 điểm của chỉ số.
- Trong nhóm ngân hàng, các mã lớn đều bị giảm giá như VCB -0,53%, CTG -0,18%, VPB -0,77%, TCB -0,83%,…, dù mức giảm không quá lớn. Ở chiều ngược lại, có 7 mã tăng, dẫn đầu là TPB +3,7%, các mã còn lại ACB +0,79%, SSB +0,5%, VIB +0,47% và BID +0,46%,…
- Nhóm bất động sản vẫn hoạt động khá sôi động với 37 mã tăng giá cùng 11 mã kịch trần. Nhưng do, các “đại gia” trong ngành như top 3 họ Vingroup lại giảm khá mạnh, VHM -2,6%, VRE -2,2%, VIC -0,8%,... khiến nhóm này chìm trong sắc đỏ giảm 0,80%. Trong khi, NVL vẫn là mã có giao dịch sôi động nhất với 36,23 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng nhẹ 1,1%, kế đến là DIG +1,19%, LHG +3,21%, KHG +5,27%; ITA, CRE, DXS, QCG, EVG, DRH đồng loạt tăng kịch trần.
- Ở nhóm sản xuất, các mã có vốn hóa lớn cũng nghiêng về sắc đỏ, VNM, HPG, MSN, GVR, DGC, DHG, DCM, DPM đều mất điểm. Ngược lại, các mã vốn hóa vừa và nhỏ như DBC +5,26%, AAA +3,64%, SHI +3%; NHH, GIL, LSS đều tăng kịch biên độ,… Nhóm thép cũng chung cảnh ngộ khi các mã trụ cột đều giảm, như HPG -0,7%, HSG -2,8%,…
- Thanh khoản tiếp tục duy trì ở mức tích cực đạt hơn 19.000 tỷ đồng trên toàn thị trường. Tại sàn HoSE tổng giá trị giao dịch đạt 15,8 nghìn tỷ đồng tương ứng với 924,3 triệu đơn vị cổ phiếu giao dịch trong phiên.
- Ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục phiên thứ 2 bán ròng, khi bán ròng với tổng giá trị 466 tỷ đồng trên toàn thị trường. Trên sàn HoSE, khối ngoại bán ròng với giá trị xấp xỉ 444 tỷ đồng. Tâm điểm, NVL chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại với giá trị 77 tỷ đồng; theo sau EIB , HPG bị bán khoảng 65 và 48 tỷ đồng mỗi mã.
- Chiều mua, cổ phiếu CTG được mua ròng mạnh nhất với giá trị 41 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PVD xếp tiếp theo danh sách mua ròng mạnh trên HoSE với 14 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng mua ròng VPI và DGC với giá trị là 13 và 12 tỷ đồng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận