Triển vọng kinh tế quý IV/2022
Triển vọng kinh tế quý IV/2022
Tăng trưởng kinh tế quý 3/2022 ghi nhận mức cao kỷ lục do dựa trên mức nền thấp của cùng kỳ, quý 3/2021, nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt phong tỏa trên diện rộng khiến GDP sụt giảm 5,8%. Theo đó, GDP quý 3/2022 tăng trưởng 13,7% so với cùng kỳ, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,2%, công nghiệp và xây dựng tăng 12,9% và dịch vụ tăng 18,9%.Nếu không xét đến yếu tố mức nền thấp của cùng kỳ, tốc độ mở rộng của nền kinh tế trong quý 3 nhìn chung yếu hơn đáng kể so với quy luật nhiều năm trước khi dịch bệnh xảy ra
Trong 9 tháng, tăng trưởng GDP cả nước đạt 8,8% so với cùng kỳ, cao hơn đáng kể so với mức tăng 6,4% ghi nhận trong nửa đầu năm. Xét theo góc độ sử dụng GDP, chi tiêu dùng cuối cùng và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp lần lượt 3,9 điểm % và 3,3 điểm % vào tăng trưởng chung, trong khi đó, tích lũy tài sản chỉ đóng góp 1,6 điểm % vào tăng trưởng chung. Điều này cho thấy tiêu dùng và xuất khẩu đang là động lực chính cho tăng trưởng.
Trong cơ cấu hàng xuất khẩu, trong 8T2022, động lực giúp tăng trưởng xuất khẩu đến từ các nhóm hàng có thế mạnh của Việt Nam như hàng điện tử, dệt may và máy móc thiết bị. Xét theo thị trường, tăng trưởng xuất khẩu đến Hoa Kỳ đóng góp 39% vào mức tăng trưởng chung, theo sau là thị trường EU và ASEAN. Mối lo ngại trong Q4 đến từ:
+ Fed tiếp tục thắt chặt hơn nữa chính sách tiền tệ dẫn đến sự thảo luận tăng lên về rủi ro suy thoái tại Mỹ,
+Thị trường châu Âu nhiều khả năng sẽ xấu đi khi cuộc khủng hoảng năng lượng leo thang vào mùa đông
Kỳ vọng tăng trưởng SXCN và xuất khẩu sẽ chậm lại trong Q4 nhưng mức độ suy giảm sẽ ở mức vừa phải,dự báo tăng trưởng GDP quý 4 vào khoảng 6,3-6,7%, tăng trưởng GDP cả năm 2022
Bên cạnh đó có những vấn đề lạm phát .Giá dầu thế giới đang giảm và phương án giảm thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt sắp tới do Bộ Tài chính đề xuất là một thuận lợi cho diễn biến lạm phát sắp tới.Trong tháng 9/2022, giá dầu Brent bình quân là 90,5$/thùng, thấp hơn 7,1% so với mức bình quân của tháng 8.Hiện tại, giá các mặt hàng có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ số giá thực phẩm như gạo và thịt heo vẫn tương đối ổn định, trong trường hợp giá dầu quý 4/2022 trong khoảng 90-100$/thùng, lạm phát chung cả năm 2022 ước khoảng 3,6-3,8%, thấp hơn so với mục tiêu 4% của Chính phủ.
Tính đến cuối tháng 9/2022, chi đầu tư phát triển đạt 253,1 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ và hoàn thành 48,1% dự toán năm. Riêng tháng 9, chi đầu tư phát triển đạt 40,9 nghìn tỷ đồng, cao hơn 54% so với mức giải ngân bình quân theo tháng trong 8 tháng đầu năm. Điều này cho thấy tốc độ giải ngân vốn đầu tư công đã có sự cải thiện đáng kể trong tháng 9. Nhu cầu giải ngân vốn đầu tư công trong các tháng còn lại của năm 2022 là rất lớn, ước khoảng 273,1 nghìn tỷ đồng.
Tác động của đầu tư công lên nền kinh tế mặc dù có tính lan tỏa song luôn có độ trễ, việc duy trì được đà tăng trưởng trong giải ngân vốn đầu tư công và Chính phủ liên tục ưu tiên thúc đẩy tiến độ các dự án kỳ vọng sẽ là trụ đỡ cho tăng trưởng kinh tế của năm sau.
Có câu hỏi hay thắc mắc về CP có thể comment dưới bình luận.Mình sẽ hỗ trợ giải đáp!
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường