Toàn cảnh KQKD quý II- Bank gánh BĐS và thép 'còng lưng'
Tháng 7 kết thúc cũng là thời điểm các doanh nghiệp đồng loạt ra BC KQKD quý II. Sự chậm lại về mặt tăng trưởng là điều dễ thấy trong báo cáo quý 2 này khi nhiều nhóm tăng trưởng âm hoặc tăng trưởng chậm lại
Nhóm ảnh hưởng thị trường trên VNINDEX
BANK và BĐS là 2 nhóm ngành tác động lớn nhất đến chỉ số Vnindex khi chiếm tới 53% vốn hóa trên thị trường.
Nhóm Bank:
Nhìn chung KQKD các ngân hàng đều báo lãi tăng mạnh trong quý 2 và so với cùng kì năm trước cho thấy mức độ tăng trưởng khá tốt. Tuy nhiên kết quả này chủ yếu đến từ việc base khá thấp. Theo thống kê thì nợ xấu của các bank cũng tăng lên đáng kể và câu chuyện về room tín dụng vẫn đang là câu hỏi khó và là nút thắt của nhiều ngân hàng. Tình trạng hiện tại rất nhiều ngân hàng đã cạn kiệt room tín dụng và chưa biết trong nửa cuối năm có được chấp thuận yêu cầu nới room hay không.
Quán quân lợi nhuận thuộc về Vietcombank (HoSE: VCB) khi đạt lợi nhuận 5.927 tỷ đồng, gấp rưỡi cùng kỳ năm trước. Các nguồn thu chính của ngân hàng đều tăng như thu nhập lãi thuần tăng 18%, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 42%, lãi thuần từ hoạt động khác tăng 70% giúp cho tổng thu nhập tăng gần 20% đạt 11.036 tỷ đồng. Trong khi tổng chi phí tăng 26% lên 3.297 tỷ đồng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm từ 598 tỷ đồng xuống 417 tỷ đồng.
Đứng vị trí thứ 2 và 3 về lợi nhuận trong nhóm VN30 cũng thuộc về nhóm ngân hàng là Tecombank (HoSE: TCB) với 5.800 tỷ đồng, tăng 23% và BIDV (HoSE: BID) với 5.216 tỷ đồng, tăng 43%.
Có thể nói quý II năm nay chứng kiến sự trỗi dậy của ngóm ngân hàng khi lợi nhuận của 8 trên 10 đơn vị thuộc VN30 tăng trưởng. Tổng lợi nhuận của nhóm đạt 38.286 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm trước và tỷ trọng đóng góp nâng từ 42,3% lên 61% trên tổng lãi nhóm VN30. Hai nhà băng báo cáo lợi nhuận quý II giảm gồm VPBank (HoSE: VPB) và Sacombank (HoSE: STB).
Nhóm bất động sản:
Dòng này ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh và nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các doanh nghiệp chiếm vốn hóa lớn trong ngành như VHM có rất ít dự án được ghi nhận doanh thu trong quý II . Việc giảm sâu doanh thu từ 28.015 tỷ đồng về 4.530 tỷ đồng đã khiến lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản quý II năm nay lùi về 509 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ quý IV/2017..Mặc dù doanh thu và lợi nhuận giảm sâu nhưng có thể thấy dòng tiền người mua trả trước của VHM tại thời điểm cuối quý II đạt 49.975 tỷ đồng, gấp nhiều lần con số 8.865 tỷ đồng đầu năm và con số 5.810 tỷ đồng cuối quý I cực lớn sau dự án Hưng Yên.
Các nhóm còn lại:
Ở các nhóm còn lại cũng thấy được sự giảm tốc đáng kể về KQKD. Đáng kể đến là HPG anh lớn của ngành thép khi lợi nhuận giảm từ 9.843 tỷ đồng xuống 4.032 tỷ đồng. Giá thép thành phẩm giảm trong khi giá nguyên vật liệu tăng cao cùng các tác động của tỷ giá, chi phí logistics đã khiến lợi nhuận “vua thép” Việt giảm sâu.
Có thể thấy trong quý II/2022 sự tăng trưởng của Bank đã bù đắp lại sự giảm tốc về lợi nhuận của các anh lớn BĐS và thép. Kì vọng trong nửa cuối năm các doanh nghiệp này sẽ lấy lại phong độ và có sự bứt tốc trên đường đua lợi nhuận.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận