Quỹ thị trường tiền tệ và cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008
Các quý thị trường tiền tệ là những quỹ tương hỗ đầu tư vào các công cụ nợ ngắn hạn có sẵn trên thị trường tiền tệ. Vào năm 2013, những quỹ này đã đầu tư tổng cộng khoảng $2,6 nghìn tỷ. Chúng buộc nắm giữ các công cụ nợ ngắn hạn có chất lượng cao nhất: thời gian đáo hạn trung bình của các khoản đầu tư phải duy trì ở mức dưới 3 tháng.
Khoản đầu tư lớn nhất thường là thương phiếu, nhưng danh mục của các quỹ này cũng nắm giữ phần khá lớn các chứng chỉ tiền gửi, thỏa thuận mua lại với tín phiếu kho bạc. Do chính sách đầu tư rất thận trọng này, mà các quỹ thị trường tiền tệ thường gặp phải rủi ro về giá cực kỳ thấp. Các nhà đầu tư vào quỹ thường yêu cầu các đặc quyền về séc (check-writing privileges) đối với số vốn góp của họ và thường sử dụng những đặc quyền này gần như thay thế cho tài khoản ngân hàng. Việc này là khả thi bởi vì hầu hết các quỹ luôn duy trì giá trị cổ phần ở mức $1,00 và chuyển tất cả các khoản thu nhập đầu tư cho nhà đầu tư như xem là lãi suất.
Cho đến năm 2008, chỉ có một quỹ duy nhất “lâm vào thị trạng phá sản” nghĩa là phải gánh chịu các khoản lỗ đủ lớn khiến giá trị mệnh giá của mỗi cổ phần dưới $1. Nhưng khi Lehman Brothers nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào ngày 15 tháng Chín năm 2008, một vài quỹ đã đầu tư nhiều và thương phiếu của Lehman Brothers cũng phải gánh chịu những khoản lỗ lớn. Ngày hôm sau, Reserve Primary Fund, quỹ thị trường tiền tệ lâu đời nhất, lâm vào tình trạng phá sản khi giá trị mệnh giá mỗi cổ phần giảm chỉ còn $0,97.
Nhận thức rằng các quỹ tiền tệ đang gặp rủi ro trong cuộc khủng hoảng tín dụng dẫn đến làn sóng rút vốn của nhà đầu tư giống như sự đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng. Chỉ ba ngày sau khi Lehman phá sản, quỹ tiền tệ Put-man’s Prime đã thông báo rằng họ đang thanh lý quỹ do các NĐT rút vốn quá lớn. Lo ngại có thêm các đợt rút vốn, kho bạc Hoa Kỳ đã thông báo sẽ tiến hành bảo hiểm liên bang cho các quỹ thị trường tiền tệ sẵn lòng chi trả phí bảo hiểm. Vì vậy, chương trình này giống với bảo hiểm ngân hàng của FDIC. Nhờ bảo hiểm liên bang, các đợt rút vốn đã bị dập tắt.
Tuy nhiên sự hỗn loạn của các quỹ thị trường tiền tệ tại Phố Wall đã lan sang khu vực kinh tế thực. Lo ngại rằng các NĐT rút vốn thêm, các quỹ thị trường tiền tệ trở nên thận trọng việc bỏ vốn đầu tư ngay cả với những kỳ vọng ngắn hạn, vì thế nhu cầu của họ đối với thương phiếu thận sự cạn kiệt. Các doanh nghiệp trong cả nền kinh tế đã phụ thuộc vào thị trường này như là nguồn tài chính ngắn hạn chủ yếu để tài trợ cho cho các khoản chi tiêu từ lương đến hàng tồn kho. Sự đổ vỡ hơn nữa của thị trường tiền tệ gây ảnh hưởng tê liệt ngay tức thì đối với toàn bộ nền kinh tế. Để chấm dứt cơn hoảng loạn và ổn định thị trường tiền tệ, chính quyền liên bang đã quyết định bảo lãnh các khoản đầu tư trên thị trường. Việc này đã giúp các NĐT bình tĩnh hơn và chấm dứt cuộc tháo chạy, nhưng lại đặt cho chính phủ vào tình thế nguy hiểm ngay trước khoản nợ tiềm tàng lên đến $3 nghìn tỷ các tài sản do các quỹ tiền tệ nắm giữ tại thời điểm đó.
Ngăn chặn những diễn biến khác của cuộc khủng hoảng này, Ủy ban chứng khoán và Sở giao dịch sau đó đã đề xuất rằng các quỹ thị trường tiền tệ không được phép làm tròn giá trị mệnh giá của cổ phần thành $1 nữa. Ngoài ra các quỹ luôn duy trì giá trị mỗi cổ phần là $1 để trích lập dự phòng các cuộc thua lỗ tiềm ẩn. Nhưng các quỹ tương hỗ lại phản đối các cải cách này, vì khách hàng của họ đòi hỏi mức giá ổn định và yêu cầu về vốn gây tốn kém.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận