Ngành ngân hàng – Trên con đường gập ghềnh hồi phục
Tăng trưởng lợi nhuận tiếp tục xu hướng giảm trên toàn ngành nhưng vẫn xuất hiện một số ngoại lệ
Trong Q3/23, tăng trưởng lợi nhuận giảm trên diện rộng đã được chứng kiến ở hầu hết các ngân hàng, với tăng trưởng thu nhập hoạt động của ngành (được tính toán dựa trên 27 ngân hàng niêm yết) ghi nhận đi ngang.
Trong các nhóm, nhóm quốc doanh có kết quả tích cực nhất, với mức tăng trưởng lợi nhuận trung bình 8% nhờ tăng trưởng của VCB và CTG khi hai ngân hàng kiểm soát được chi phí dự phòng rủi ro, trong khi các ngân hàng nhóm 1 chứng kiến sự sụt giảm mạnh về NIM và các ngân hàng nhóm 2 đối diện với áp lực trích lập ở mức cao (Hình 1).
Theo VDSC tổng thu nhập hoạt động toàn ngành trong quý 3 đi ngang so với cùng kỳ, đến từ ảnh hưởng của thu nhập lãi thuần do tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng tại thời điểm tháng 9 đạt 6,1% so với đầu năm, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái (11%) do nhu cầu tín dụng chững lại trong bối cảnh kinh doanh gặp nhiều khó khăn và thị trường bất động sản ảm đạm.
Tuy nhiên sự sụt giảm của thu nhập lãi thuần đã được bù đắp bằng (1) sự phân hóa của thu nhập phí khi MBB, VIB, TCB ghi nhận tăng trưởng phí ở mức cao trong khi các ngân hàng khác ghi nhận mức sụt giảm do tác động của hoạt động banca và thiếu hụt của các khoản phí trả trước của hợp đồng bảo hiểm, (2) sự tăng trưởng của các nguồn thu ngoài lãi ở mức cao nổi bật là hoạt động kinh doanh ngoại hối và kinh doanh chứng khoán tăng trưởng mạnh (OCB, ACB là các cổ phiểu hưởng lợi mạnh mẽ) trong bối cảnh lợi suất trái phiếu giảm sâu và chênh lệnh lãi suất VND-USD làm thị trường tiền tệ biến động.
Thanh khoản hệ thống được cải thiện
Trái ngược với giai đoạn 2021-2022, khi chênh lệch giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng tiền gửi ở mức cao. Trong 9T2023, tăng trưởng huy động đã ở mức cao hơn tăng trưởng tín dụng cho thấy thanh khoản hệ thống đã phần nào được cải thiện. Ngoài ra, tỷ lệ CASA trên toàn hệ thống tiếp tục cải thiện lên mức 19,6%.
Chất lượng tài sản tiếp tục suy giảm mặc dù nợ xấu hình thành ròng giảm theo quý tuy nhiên vẫn duy trì mức cao svck
Nợ xấu của ngành ngân hàng tiếp tục tăng lên mức 2,24% (+16 bps so với quý trước). Tuy nhiên, cũng có sự khác biệt giữa các nhóm ngân hàng khi trong hình 12 (1) nhóm quốc doanh có dấu hiệu giảm dần lượng nợ xấu hình thành trong khi (2) sự suy giảm chất lượng tài sản của các ngân hàng TMCP vẫn chưa dừng lại trong bối cảnh nhóm khách hàng trung bình và thấp bị ảnh hưởng nặng nề bởi dấu hiệu suy thoái kinh tế. Mặc dù tổng lượng nợ xấu hình thành ròng của các NH nhóm 1 sụt giảm, điều này đến từ tác động của VPB do nợ xấu của FE credit được cải thiện đáng kể, trong khi lượng nợ xấu hình thành các ngân hàng nhóm 1 khác vẫn neo cao.
Triển vọng Q4/2023-2024: Tín dụng kỳ vọng phục hồi thúc đẩy thu nhập lãi thuần và các sản phẩm bán chéo
Bên cạnh đó, VDSC dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ đạt mức 11% trên quy mô toàn ngành cho năm 2023 và cải thiện hơn trong năm 2024.
Có thể thấy tín dụng liên quan đến bất động sản là động lực chính của tổng tăng trưởng tín dụng trong nhiều năm nên các dự án sắp chào bán vào cuối năm nay và lãi suất giảm mạnh có thể tiếp tục là động lực hỗ trợ thúc đẩy nhu cầu tín dụng yếu hiện tại quay trở lại (tín dụng liên quan đến BĐS nhà ở tăng trưởng âm ở mức 1,18% YTD trong Q3/23, so với mức tăng trưởng 31% cuối năm 2022).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận