Ngành bán lẻ và những điều bạn chưa biết
Có thể nói 2023 thực sự là 1 năm khó khăn đối với nghành bán lẻ, điểm qua một số doanh nghiệp như MWG, FRT, MSN … hầu hết đầu đang phải trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng, ngày cả đến ông lớn trong làn điện thoại MWG còn phải điêu đứng, lãnh đạo thì không nhận lương, doanh nghiệp thì động cửa hơn 200 cửa hàng.
Vậy sang năm 2024 nghành bán lẻ và tiêu dùng liệu có khởi sắc, từ những chính sách hưởng lợi như giảm thuế, lãi suất thấp kích thích chi tiêu tiêu dùng. Hôm nay cũng mình tìm hiểu sơ qua về nghành bán lẻ để có thêm góc nhìn đầu tư nhé
- Trong chuỗi giá trị của ngành bán lẻ, nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất và chế biến ở các nhà máy hoặc hàng hóa được nhập khẩu, sau đó các nhà bán buôn sẽ phân phối tiếp tới các nhà bán lẻ của mình để đưa đến tay người tiêu dùng. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc người dùng cuối. Một số mặt hàng bán lẻ thường thấy là thực phẩm, thuốc, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, trang sức…
- Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ mua những mặt hàng này từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, sau đó bán lại cho khách hàng qua hệ thống các kênh phân phối của họ. Cá biệt có một số doanh nghiệp bán lẻ tự chủ sản xuất, cung ứng nhiều sản phẩm mà mình cung cấp như PNJ, Masan. Có nhiều loại hình kênh phân phối như cửa hàng bách hóa, chuỗi siêu thị, chuỗi mini mart, máy bán hàng tự động, hoặc bán hàng trực tuyến.
- Một số cổ phiếu ngành bán lẻ tiêu biểu được niêm yết có thể kể tới MSN, trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm; MWG hay DGW bán lẻ thiết bị điện tử, điện lạnh; FRT bán lẻ điện tử, thuốc; PNJ bán lẻ trang sức, VRE cho thuê mặt bằng thương mại bán lẻ.
- Tình hình kinh tế: Thực trạng kinh tế vĩ mô sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Tình hình kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho doanh thu của các doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng. Từ đó sẽ có những tác động tích cực đến giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Cụ thể như trong thời điểm đại dịch Covid 19 bùng phát, do lệnh giãn cách xã hội và nhu cầu của người tiêu dùng bị gián đoạn, các mã cổ phiếu ngành bán lẻ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhu cầu mua sắm các sản phẩm không thiết yếu của người tiêu dùng giảm, lượt khách hàng tới các cửa hàng bán lẻ cũng giảm, các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa trong thời gian phong tỏa giãn cách xã hội. Thời điểm đó, người tiêu dùng chủ yếu có nhu cầu về các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, thuốc men,… khiến cho các doanh nghiệp bán lẻ ngành khác gặp nhiều khó khăn. Tới thời điểm hiện tại thì cổ phiếu ngành bán lẻ đã lấy lại được vị thế của mình khi nền kinh tế đang có sự hồi phục trở lại. Ngoài ra, vào dịp cuối năm hàng năm thì nhu cầu mua sắm ngày lễ tết của người dân tăng cao giúp cho doanh thu của doanh nghiệp cũng như giá cổ phiếu của những nhóm ngành này sẽ tăng mạnh theo. Nói cách khác, các doanh nghiệp bán lẻ sẽ được hưởng lợi vào quý 4 và quý 1 hàng năm.
Ít bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng do phân khúc ngành hàng xa xỉ như PNJ hay VRE.
Có lượng tiền mặt ròng nhiều hơn, giúp công ty tránh được rủi ro do biến động thị trường.
Năng lực sản xuất, cung ứng và sự tự chủ trong chuỗi cung ứng là một lợi thế lớn trong việc chủ động chi phí, nguồn hàng, đa dạng hóa sản phẩm của doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy (PNJ, MSN). Ngoài ra, dưới áp lực tăng giá chi phí nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới, các doanh nghiệp có sự tự chủ về nguồn nguyên liệu sẽ có lợi thế cạnh tranh do tránh được áp lực điều chỉnh lớn lên biên lợi nhuận. Một số doanh nghiệp có thể chủ động tăng giá bán để chuyển một phần áp lực chi phí sang phía khách hàng, giúp doanh thu tăng lên nhưng sẽ khiến biên lợi nhuận phần nào giảm thấp.
Trình độ và mức độ đầu tư vào công nghệ thông tin và chuyển đổi số để củng cố tính bền bỉ của hoạt động kinh doanh và khai thác những cơ hội tăng trưởng mới sẽ là lợi thế giúp các doanh nghiệp bán lẻ khai thác và tối ưu hóa kênh thương mại điện tử và các tiện ích số nhằm có thể triển khai đa kênh, một trong những xu hướng tiêu dùng nổi bật hiện nay, nhằm thu hút người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam. MSN là một ví dụ điển hình của việc tăng cường đưa hàng loạt tiện ích vào bên trong các siêu thị mini WinMart+ như kiosk Phúc Long, Reddi, kiosk dược phẩm, tiện ích tài chính của Techcombank.
Năng lực mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị phần. Bán lẻ là câu chuyện của vị trí (location), do đó doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính và trình độ quản lý, trình độ công nghệ đủ mạnh để mở rộng mạng lưới và quản lý, khai thác hiệu quả mạng lưới đó sẽ chiếm ưu thế.
Mức độ đầu tư vào R&D và marketing: đây là yêu tố quan trọng trong đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp hiểu và có thể nâng khả năng đa dạng hóa, cá nhân hóa sản phẩm, cá nhân hóa kênh phân phối đến tay người tiêu dùng.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận