Lợi nhuận quý 2/2022 của các doanh nghiệp ngành Thép giảm mạnh, vì đâu nên nỗi này?
Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2/2022 với doanh thu 37,714 tỷ đồng, tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại giảm đến 59% so với quý 2 năm ngoái xuống còn 4,023 tỷ đồng. Tính chung 6 tháng đầu năm, Hòa Phát ghi nhận 82,118 tỷ đồng doanh thu và 12,229 tỷ lợi nhuận sau thuế, tương ứng tăng 24% và giảm 27% so với cùng kỳ năm trước.
Trước đó, doanh nghiệp thép đầu tiên công bố báo cáo quý 2 là Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm đến 92% so với cùng kỳ xuống còn 42.5 tỷ đồng. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của SMC đạt 123 tỷ đồng, giảm hơn 83% so với nửa đầu năm ngoái.
Ở chiều ngược lại, giá thép đã hạ nhiệt và quay đầu giảm mạnh sau khi đạt đỉnh. Tại thị trường thế giới, giá HRC đã giảm gần 40% trong 4 tháng qua do ít hoạt động xây dựng và sản xuất hơn. Tại Trung Quốc, giá thép thanh vằn tương lai hiện đang dao động quanh mức 3,800 nhân dân tệ/tấn, giảm 35% so với đỉnh và đánh mất toàn bộ đà tăng trong năm trước.
Không nằm ngoài xu hướng trên, giá thép nội địa cũng đã giảm liên tiếp 10 lần trong 10 tuần với tổng mức giảm cao nhất khoảng hơn 3.6 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, loại thép và vùng miền. Giá thép giảm trong khi giá nguyên liệu đầu vào vẫn leo thang khiến biên lợi nhuận ngành thép bị ảnh hưởng dù doanh thu vẫn được hỗ trợ bởi sản lượng tiêu thụ.
Lượng thép tồn kho nội địa đến hết tháng 5/2022 đã đạt mức kỷ lục là 1.49 triệu tấn tương đương sản lượng tháng 5/2022, cao hơn nhiều so với mức 56% sản lượng tháng trung bình 3 năm 2019-2021. Lượng hàng tồn kho quá cao đã khiến các công ty thép buộc hạ giá bán nhằm kích cầu, khiến giá thép giảm từ đầu tháng 6.
Lưu ý: Mọi thông tin đều mang tính chất tham khảo. 24HMoney không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư khi sử dụng những thông tin này. |
Theo dõi người đăng bài
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bàn tán về thị trường