Kiến thức đầu tư (phần2): Cách xác định điểm mua/bán đơn giản nhất
Đây là các giúp các nhà đầu tư biết được đâu là điểm mua bán
Việc phân tích kỹ thuật trải qua quy trình 5 bước:
· Thứ nhất là xác định xu hướng giá cổ phiếu: định hình được giá cổ phiếu đang trong xu hướng Tăng, Giảm hay Đi Ngang.
· Thứ hai là xác định nền giá: nền giá tích lũy hiện tại là nền giá nhỏ hay nền giá lớn
· Thứ ba là xác định mẫu hình giá: diễn biến giá hiện tại đang thuộc mẫu hình nào, có đáng tin cậy không?
· Thứ tư là: 2 cách mua phổ biến trong phân tích kỹ thuật để xác định điểm vào tốt nhất.
· Thứ năm là cách bán cắt lỗ và chốt lời.
1. Xác định xu hướng
Phương pháp đầu tư theo đà tăng trưởng cũng có thể hiểu là phương pháp mua những cổ phiếu đang có đà tăng trong trung & dài hạn, tận dụng các nhịp điều chỉnh trong ngắn hạn để tìm điểm vào hợp lý.
Xu hướng dài hạn: được xác định bằng tín hiệu đường trung bình 50 ngày cắt lên đường trung bình 200 ngày.
Xu hướng trung hạn: được xác định bằng tín hiệu đường trung bình 5 tuần cắt lên đường trung bình 20 tuần hoặc đường trung bình 20 ngày cắt lên đường trung bình 100 ngày
2. Xác định nền giá
Việc xác định nền giá dựa vào 2 yếu tố chính là: độ sâu của nhịp rũ bỏ ngắn hạn và thời gian tích lũy của nền giá. Yêu cầu bắt buộc của nền giá là phải xuất hiện nhịp rũ bỏ khi đường trung bình 5 ngày MA5 cắt xuống đường trung bình 20 ngày MA20. Sự khác nhau giữa nền giá lớn và nhỏ nằm ở thời gian tích lũy:
· Nền giá lớn: yêu cầu thời gian tích lũy từ 2 tháng đến 6 tháng.
· Nền giá nhỏ: thời gian tích lũy thường từ 2 tuần đến 2 tháng.
3. Xác định mẫu hình
Việc xác định mẫu hình nhằm mục đích tìm được vùng kháng cự quan trọng ở hiện tại.
Có 2 dạng mẫu hình chính:
4. Cách mua phổ biến
Có 2 chiến lược mua phổ biến mà hiệu quả nhất
Thứ nhất là mua kiểu bùng nổ (Break-out): là cách mua khi giá vượt qua khỏi vùng đỉnh tích lũy của nền giá hiện tại. Phiên bùng nổ phải thỏa mãn tăng giá ít nhất 3% và thanh khoản đột biến ít nhất gấp 1.5 lần so với trung bình 20 phiên.
Ví dụ cổ phiếu VCI có 2 điểm mua break-out tốt.
Lần 1 là khi cổ phiếu này vượt đỉnh cũ 30 nhưng sau đó giá giảm khiến nhịp breakout này chưa thành công nhưng đó vẫn là điểm mua đúng.
Lần thứ 2 khi giá hình thành nền tích lũy mới và breakout qua kháng cự mới 33, lần này phiên breakout thành công và đem về thành quả rất lớn.
Thứ hai là mua kiểu trong nền tích lũy (Pull-back): là mua trong vùng tích lũy khi giá hồi phục trở lại sau khi đã break-out thất bại trước đó hoặc khi giá kéo ngược sau nhịp tăng mạnh.
Cổ phiếu VHC là ví dụ điển hình về 2 lần mua pull-back.
Lần 1 là kiểu mua pullback trong nền tích lũy sau khi cổ phiếu đã có phiên breakout thất bại trước đó và tích lũy chặt chẽ trở lại. Điểm mua lý tưởng là khi giá xuất hiện phiên bật tăng từ nền tích lũy này.
Lần thứ 2 là khi cổ phiếu bật tăng mạnh sau pha kéo trước điều chỉnh ngắn hạn, đó là cơ hội mua cho những ai chưa kịp mua ở điểm mua thứ 1.
5. Xác định điểm bán
Có 2 kiểu bán: Cắt lỗ và Chốt lời
· Chốt lời khi giá tăng mạnh: là khi cổ phiếu tăng mạnh và chạm tới giá mục tiêu được xác định trước. Mục tiêu lợi nhuận lý tưởng theo phương pháp đà tăng trưởng là 20-25% từ điểm mua đúng.
Như ví dụ bên trên cổ phiếu DPM sau khi tăng mạnh tới vùng mục tiêu 48-50 thì canh bán chủ động để thực hiện hóa lợi nhuận.
· Trượt theo đường trung bình động: là cách bán bị động, dựa hoàn toàn vào sự chuyển động của giá so với các đường trung bình, 2 đường trung bình thường được sử dụng là trung bình 5 ngày và trung bình 20 ngày.
· Bán khi thị trường chung có dấu hiệu nguy hiểm: là khi cổ phiếu vẫn có diễn biến bình thường nhưng thị trường chung lại phát ra tín hiệu nguy hiểm cảnh báo rủi ro đảo chiều thì có thể bán chủ động luôn để phòng ngừa rủi ro thị trường.
Có câu hỏi hay thắc mắc về cổ phiếu có thể comment dưới bình luận. Mình sẽ hỗ trợ giải đáp!
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận