FPT – Kỳ vọng tăng trưởng hai chữ số 2023 liệu có khả thi?
Cả năm 2022, doanh thu và LNST ghi nhận mức tăng trưởng lần lượt là 23% YoY và 22% YoY. Cho năm 2023, FPT đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và LNTT lần lượt là 19% YoY và 18% YoY. Hiện tại, dự phóng doanh thu/LNTT 2023F tăng trưởng 18% YoY/22% YoY.
Tăng trưởng lợi nhuận Q4-2022 bất ngờ giảm tốc
Doanh thu Q4-2022 đạt 13.042 tỷ (+22% YoY), tiếp tục được dẫn dắt chủ yếu bởi mảng DV CNTT Quốc tế.
Khối Công nghệ chứng kiến doanh thu tăng 21% YoY, đạt 5.500 tỷ đồng. Trong đó, mảng DV CNTT Quốc tế duy trì mức tăng trưởng cao 32% YoY, vẫn được hỗ trợ nhiều từ việc hoàn thành các dự án tại thị trường Mỹ (+68% YoY) và sự phục hồi tiếp diễn của thị trường Nhật (+28% YoY), trong khi tăng trưởng tại Châu Âu và APAC trong quý này lân lượt giảm xuống còn 9% YoY và -1% YoY. Các dự án chuyển đổi số duy trì tỷ trọng 38% trong cơ cấu doanh thu và tăng trưởng 30% YoY. Doanh thu ký mới của mảng này tăng 75% YoY trong Q4-2022, đạt 4.800 tỷ đồng, giúp số doanh thu lũy kế cả năm đạt 21.600 tỷ đồng, gần đạt mục tiêu 1 tỷ USD. Trong khi đó, mảng DV CNTT trong nước đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái.
Khối Viễn thông ghi nhận tăng trưởng 14% YoY, đạt 3.900 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu mảng băng thông rộng tăng trưởng 9% YoY, tương đồng với mức tăng trưởng 10% của số lượng thuê bao Internet cáp quang tại Việt Nam trong 11M-2022. Nhóm DV khác (Pay TV và DV viễn thông cho khối KH DN) tăng trưởng 20% YoY.
Khối Giáo dục và đầu tư ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu cao đột biến 66% YoY, dẫn dắt bởi mức tăng 53% YoY của mảng Giáo dục, sau khi số lượng học sinh, sinh viên tăng tăng hơn 35% YoY, vượt 100 nghìn.
LNTT Q4-2022 đạt 2.000 tỷ đồng, tăng trưởng bi giảm tốc đáng kể về mức 13% YoY.
LNTT Khối CNTT chỉ tăng 12% YoY khi biên LNTT của F-Soft và FIS đã giảm đáng kể trong Q4-2022, lần lượt xuống mức 14.2% và 0.4%, bất chấp việc cơ cấu doanh thu cung cấp các DV CNTT truyển thống đã giảm xuống. Nguyên nhân chủ yếu là do FPT ghi nhận nhiều chi phí dự phòng các khoản phải thu và lỗ tỷ giá từ thị trường Nhật Bản trong Q4-2022.
LNTT Khối Viễn thông cũng có xu hướng giảm tốc trong quý này, tăng trưởng còn 6% YoY so với mức 21% trong 9T-2022. Trong quý, FPT Telecom cũng đã chủ động sử dụng phần lớn lượng tiền gửi kỳ hạn ngắn để tất toán gần 50% dư nợ vay của mình so với Q3-2022 khi tỷ giá USD/VND biến động, làm giảm phần LN tài chính. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh gia tăng trong thị trường Internet băng thông rộng, vốn đang dần bão hòa, cũng khiến LN từ HĐKD giảm gần 2 pps QoQ. Kết quả là, biên LNTT của khối giảm xuống 16.5% trong Q4-2022 so với mức 20% trong 9T-2022.
LN từ hai công ty liên kết sụt giảm mạnh 64% YoY trong quý 4 khi thị trường ICT bắt đầu chịu ảnh hưởng từ nhu cầu tiêu dùng suy yếu. Trong đó, LN từ FPT Retail (bán lẻ ICT và dược phẩm) giảm 72% YoY còn Synnex FPT (phân phối ICT) giảm 53% YoY.
Triển vọng 2023: Duy trì tốc độ tăng trưởng hai chữ số
Cho năm 2023, dự phóng doanh thu và LNTT tăng trưởng lần lượt 18% YoY và 22% YoY dựa trên các kỳ vọng sau:
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận