Được "thắp sáng" bởi cơ chế mới, đâu là mã cổ phiếu điện tiềm năng trong quý 2?
Theo Chứng khoán MB (MBS), cơ chế mới sẽ ảnh hưởng tích cực lên chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt khi EVN đóng vai trò là nhà mua - bán điện chính. Việc tăng giá bán điện sẽ giúp EVN có khả năng thanh toán cho các nhà máy phát điện.
Những doanh nghiệp có tỷ lệ phải thu/tổng tài sản lớn như các doanh nghiệp nhiệt điện POW, PGV, NT2, QTP sẽ hưởng lợi từ việc EVN tăng giá điện.
Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp điện có dự án điện khí LNG như POW, PGV hay những doanh nghiệp năng lượng tái tạo hàng đầu REE, GEX, HDG, BCG có thể đưởng hưởng lợi từ chính sách mới.
Mặt khác, nhóm xây lắp điện như PC1, TV2 cũng sẽ được hưởng lợi đến từ nhu cầu đầu tư hạ tầng điện dự kiến tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngành điện cũng đang bước vào giai đoạn cao điểm mùa khô và căng thẳng nhất trong năm về cung cấp điện toàn hệ thống. Trong tháng 3 vừa qua, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 25,7 tỷ kWh, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế cả quý I, sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống đạt 69,4 tỷ kWh - tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2023.
EVN dự kiến sản lượng tiêu thụ điện bình quân trong tháng 4 sẽ ở mức 865,7 triệu kWh/ngày, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2024.
Như vậy, cùng với giai đoạn cao điểm sản xuất, việc kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt và cơ chế điều chỉnh giá điện mới được áp dụng là những diễn biến tích cực tiếp theo của ngành điện sau thời gian im ắng.
Các nhà phân tích đang theo dõi chặt chẽ nhóm cổ phiếu điện do quy luật lưu thông tiền tệ trên thị trường chứng khoán và những diễn biến tích cực của ngành. Thông thường, dòng tiền có xu hướng điều chỉnh sau thời gian chạm đỉnh, tạo đáy về trung hạn hoặc dài hạn từ 3 - 6 tháng.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận