24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Đỗ Nam Trung
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Điều gì kéo tụt gần 60% lãi sau thuế quý 2 của Hòa Phát?

Một quý kinh doanh thực sự ảm đạm của Hòa Phát

CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) chứng kiến lãi sau thuế rớt mạnh về 4 ngàn tỷ đồng trong quý 2/2022, với biên lợi nhuận lao dốc về 11%.

Bức tranh tài chính quý 2/2022 của các doanh nghiệp thép nói chung và Hòa Phát nói riêng đều tương đối ảm đạm bởi tác động của các yếu tố thị trường. Biên lợi nhuận ròng của Hòa Phát giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước, từ 27% xuống còn 11%”, Hòa Phát nhận định.

Vậy, điều gì đã làm bức tranh kinh doanh của Hòa Phát trở xấu?

Giá nguyên liệu và chi phí vận chuyển tăng cao

Từ tháng 2/2022, chiến sự Nga-Ukraine đã khởi nguồn cho cuộc khủng hoảng giá nhiên liệu toàn cầu, đặc biệt là biến động giá than - một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất gang thép bằng công nghệ lò cao.

Theo đó, giá than HCC liên tục lập đỉnh trong 6 tháng đầu năm 2022, đạt 670 USD, tăng 96% so với tháng 12/2021, là nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sản xuất của Hòa Phát tăng mạnh. Giá vốn hàng bán trong quý tăng 31% so cùng kỳ, trong khi doanh thu chỉ tăng 6%.

Đồng thời, các lệnh trừng phạt của Châu Âu và Mỹ áp đặt lên Nga gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu cùng giá xăng dầu cao làm tăng chi phí vận chuyển. Cước vận chuyển và xuất khẩu của Hòa Phát quý này tăng 205 tỷ, tương ứng 61% so cùng kỳ, giải thích cho chi phí bán hàng tăng mạnh ở mức 79%.

Nhu cầu và giá bán thép giảm mạnh

Giá thép toàn cầu trải qua nhiều nhịp điều chỉnh giảm từ giữa quý 2/2022. Lạm phát tại Mỹ và Châu Âu gây xói mòn sức mua của người tiêu dùng cùng với chính sách "Zero COVID" của Trung Quốc khiến nhu cầu thép tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Hòa Phát bị thu hẹp. Cầu thép trong nước cũng giảm do ảnh hưởng bởi xu hướng chung, đặc biệt là HRC.

Giá bán thép giảm trong khi giá thành cao làm chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải trích lập ở mức rất lớn là 575 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân thứ hai làm tăng giá vốn hàng bán và giảm biên lợi nhuận gộp của Hòa Phát từ 33% cùng kỳ xuống còn 18% trong quý 2/2022.

Thị trường tiền tệ có nhiều biến động

Chính sách tiền tệ thắt chặt với 3 lần liên tiếp tăng lãi suất kể từ tháng 3/2022 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm kiềm chế lạm phát khiến giá USD tăng mạnh. Với nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu và dư nợ vay USD lớn, lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện cũng như lỗ từ đánh giá lại các khoản mục nợ gốc ngoại tệ kỳ này của Hòa Phát rất lớn. Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá 1,270 tỷ đồng, lỗ ròng từ tỷ giá là 1,090 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lỗ ròng 66 tỷ đồng.

Chi phí đi vay tăng 118 tỷ đồng, tương ứng 20%, do lãi suất cao, cũng làm phồng chi phí tài chính của Tập đoàn trong quý này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
12.00 (0.00%)
43.40 (0.00%)
3,299.00 -7.00 (-0.21%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả