menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hiểu Minh

Cổ phiếu dệt may chia rẽ vì dịch bệnh: TNG, STK, GIL, MSH quay đầu ngay đỉnh, TCM không ngừng dò đáy

Những doanh nghiệp được đánh giá ít chịu ảnh hưởng từ làn sóng COVID thứ 4 như MSH, STK, TNG, GIL đều tăng mạnh trong khi TCM vẫn “miệt mài” dò đáy đặc biệt sau thông tin lỗ trong tháng 8.

Dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam đã ảnh hưởng nặng nề đến phần lớn ngành nghề kinh doanh trong đó dệt may với đặc thù cần nhiều lao động cũng không ngoại lệ.

Thời gian giãn cách xã hội kéo dài khiến cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn, giao thông vận tải, hậu cần và logistics bị gián đoạn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hoạt động phải đảm bảo phòng chống dịch với những yêu cầu nghiêm ngặt, đáp ứng được các điều kiện sản xuất "3 tại chỗ"... khiến chi phí tăng cao ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

LỢI NHUẬN TRÁI CHIỀU

Với nhà máy đặt chủ yếu ở TP HCM và các tỉnh phía Nam, Dệt may Thành Công (mã TCM) đã bất ngờ báo lỗ 6,4 tỷ đồng trong tháng 8 trong khi doanh thu trong kỳ cũng giảm 23% xuống 238 tỷ đồng.

Sự sụt giảm chủ yếu do tình hình dịch bệnh phức tạp, TCM phải thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch. Trong khi đó, chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao và lỗ sau thuế.

TCM cho biết, chia sẻ trong bối cảnh dịch bệnh, duy trì được lực lượng lao động đáp ứng 65-70% đã là nỗ lực lớn, trong đó có 10-15% là thuê gia công bên ngoài các đơn vị may ở phía Bắc và miền Trung.

Trong khi đó, lợi nhuận tháng 8 của Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG) lại tăng 11% so với cùng kỳ lên 28,6 tỷ đồng bất chấp doanh thu giảm nhẹ. Doanh thu trong tháng 7 và 8 ghi nhận mức 580-590 tỷ đồng, giảm so với tháng 6 nhưng cao hơn các tháng đầu năm.

TNG cho biết, địa bàn hoạt động chủ yếu của công ty tại tỉnh Thái Nguyên, địa phương có số ca nhiễm ít và kể từ giữa tháng 8 không phát sinh ca mới. Do đó, công ty vẫn tuyển dụng thêm gần 600 lao động bổ sung cho các nhà máy mới thành lập trong tháng 8.

Giá cước vận chuyển tăng cao không ảnh hưởng nhiều đến TNG do công ty chủ yếu xuất FOB và các nhãn hàng chủ động việc thuê tàu, chịu cước phí vận chuyển. Tuy nhiên, sự thiếu hụt container nên các nhãn thời trang lớn ở nước ngoài bị ảnh hưởng, khó thuê tàu, có tác động đến giao hàng của TNG.

Sợi Thế Kỷ (mã STK) với nhà máy đặt tại TP HCM và Tây Ninh cũng bị ảnh hưởng bởi đợt dịch lần thứ 4 này. Tuy nhiên, với đặc thù ngành sợi sử dụng ít lao động hơn, chi phí cho duy trì sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” không lớn như các doanh nghiệp may. Mặt khác, công ty cũng phải đối diện với việc công suất bị giảm, chỉ duy trì được 50% nhân công so với trước dịch.

Trong bối cảnh công suất giảm, Sợi Thế Kỷ ưu tiên sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Nhờ đó, doanh thu quý 3 ước 471 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 52 tỷ đồng, lần lượt tăng 44% và gấp 2,6 lần cùng kỳ năm trước.

Mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng VNDirect vẫn đánh giá cao khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2021 của các doanh nghiệp dệt may. Trong đó, với việc các nhà máy đặt tại các địa phương nằm ngoài tâm dịch, May Sông Hồng (mã MSH)Gilimex (mã GIL) được dự báo có thể vượt xa mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Cổ phiếu dệt may chia rẽ vì dịch bệnh: TNG, STK, GIL, MSH quay đầu ngay đỉnh, TCM không ngừng dò đáy
​​Dự phóng lợi nhuận các doanh nghiệp dệt may năm 2021

CỔ PHIẾU CHIA ĐÔI NGẢ

Kết quả kinh doanh tháng 8 và triển vọng trong quý 3 cũng như nửa cuối năm đã phần nào phản ánh lên diễn biến cổ phiếu dệt may thời gian qua. Những doanh nghiệp được đánh giá ít chịu ảnh hưởng từ làn sóng COVID thứ 4 như MSH, STK, TNG, GIL đều tăng mạnh trong khi TCM vẫn “miệt mài” dò đáy đặc biệt sau thông tin lỗ trong tháng 8.

Thực tế, MSH, STK, TNG hay GIL đều đã trải qua một nhịp tăng khá dài với mức tăng trên dưới 50% so với đầu tháng 6. Dù vậy, các cổ phiếu này đã bắt đầu hạ nhiệt và có xu hướng quay đầu tại vùng đỉnh trong những phiên gần đây.

Về cơ bản, Hiệp định EVFTA, RCEP sẽ tiếp tục hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam. Việc triển khai vaccine tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU ngày càng cao khiến chỉ số tiêu dùng tăng được dự báo sẽ thúc đẩy nhu cầu hàng dệt may.

Bên cạnh đó, xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may thế giới ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu, hãng bán lẻ cũng sẽ mở ra cơ hội đối với doanh nghiệp dệt may trong nước.

Dù vậy, đây đều là những câu chuyện đã được kể trong suốt thời gian qua, cổ phiếu dệt may cần thêm những động lực để trở lại đà tăng sau khi bị chốt lời khá mạnh. Việc cụ thể hóa triển vọng thành kết quả thực tế sẽ đóng vai trò then chốt tác động đến diễn biến giá cổ phiếu thời gian tới.

Cổ phiếu dệt may chia rẽ vì dịch bệnh: TNG, STK, GIL, MSH quay đầu ngay đỉnh, TCM không ngừng dò đáy
​ Diễn biến một số cổ phiếu dệt may từ đầu tháng 6 đến nay
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
7 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại