24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

[Chuyên đề về ngân hàng] Bài 2: NPL - Quả bom nổ chậm

Suốt chu kỳ kinh tế vừa qua, đặc biệt sau giai đoạn những năm 2011-2012 khi lãi suất và lạm phát cùng song hành với nhau ở mức 2 con số thì số dư nợ xấu của các ngân hàng thương mại đều ở mức ngất ngưỡng. Điều này cũng dễ hiểu, khi lãi suất cao và tiếp tục tăng theo lạm phát thì khả năng thanh toán nghĩa vụ gốc lẫn lãi của người đi vay gặp nhiều áp lực nặng nề, xác suất vỡ nợ cao dẫn đến tình trạng nợ xấu toàn nền kinh tế tăng chóng mặt.

NPL -NON-PERFORMING LOAN (NỢ XẤU) LÀ GÌ?

NPL là tỷ lệ tổng số dư nợ nhóm 3, nợ nhóm 4nợ nhóm 5 của một ngân hàng hay tổng số dư nợ có ngày quá hạn trên 90 ngày chia tổng số dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm đó. Nhiều năm trước, mục tiêu của NHNN là kiểm soát tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống và ở từng ngân hàng ở mức 3% và hiện tại hầu hết các ngân hàng nhóm 1 như VCB, BID, ACB, TCB, MBB và nhiều ngân hàng khác hầu hết đã đạt mục tiêu này.

Đã là ngân hàng thì chắc chắn phải có nợ xấu, vấn đề ở đây chỉ là tỷ lệ này cao hay thấp và số liệu được công bố trên BCTC có 'thật' hay 'đủ' chưa thôi, vấn đề 'thật hay không' ngoài phạm vi bài viết này. Vậy nếu thấp, thì dưới 3% chưa phải là con số thuyết phục. Một ngân hàng thuộc loại 'xịn sò' thì NPL chỉ nên ở mức quanh 1% ít nhất trong 3 năm tài chính gần nhất và xu hướng này luôn được duy trì ổn định. Việc quản trị rủi ro trong ngành ngân hàng là cực kỳ quan trọng vì khắc phục hậu quả một khi đi ‘lệch đường ray’ sẽ rất tốn kém.

Tỷ lệ NPL cao sẽ gây thiệt hại kép cho một ngân hàng: chi phí dự phòng sẽ 'ngốn' sạch lợi nhuận (mức độ dự phòng còn phụ thuộc vào chất lượng tài sản đảm bảo); nợ xấu thực chất là tài sản 'chết', không thể khai thác để tạo được dòng tiền, lợi nhuận trừ khi thu hồi được dư nợ hoặc thanh lý được tài sản đảm bảo (độ dài quá trình xử lý TSĐB này tính bằng năm). Do đó, nếu một nhà băng đi sai chiến lược để tình trạng nợ xấu gia tăng không kiểm soát thì việc kiểm soát và khắc phục hậu quả sẽ rất tốn kém và mất thời gian. NPL bình quân ngành và hai ngân hàng có nợ xấu biến động mạnh trong các năm vừa qua được thể hiện qua biểu đồ bên dưới.

TRÁI PHIẾU VAMC - KIẾN THỨC CẦN BIẾT

Trái phiếu này là một biến tướng của NPL. Các tài sản này thực chất vẫn là nợ xấu nằm trên sổ ngân hàng được 'tái chế’ (phân loại) thành một loại trái phiếu đặc biệt để từ đó giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Loại trái phiếu này đặc biệt vì nhàphát hành (tổ chức VAMC) không có bất kỳ nghĩa vụ phải thanh toán lãi (coupon) hay gốc (principal) gì cho trái chủ trong suốt dòng đời (maturity) và trái chủ (tức các ngân hàng nhận hoán đổi trái phiếu cho nợ xấu) vẫn nắm giữ 'trọng trách' thu hồi về lại các khoản nợ xấu đã bán này (bằng cách thu hồi bằng tiền, hoặc thanh lý được tài sản đảm bảo).

VẬY TRÁI PHIẾU NÀY RA ĐỜI ĐỂ LÀM GÌ?

Thứ nhất, giúp làm 'đẹp' BCTC các ngân hàng lỡ 'vướng' tỷ lệ nợ xấu cao (hạch toán giảm nợ xâu, tăng trái phiếu VAMC). Thứ hai, giúp 'kéo giãn' chi phí dự phòng qua các năm để lợi nhuận có thêm thời gian để hấp thụ chi phí dự phòng vì nợ xấu phải trích lập dự phòng đủ trong năm theo quy định (tại các Thông Tư 02, 09 của NHNN) trong khi đó trái phiếu VAMC được trích dự phòng trong vòng từ 5-10 năm (mỗi năm 10%).

Mời đọc giả đón đọc bài 3 với tựa đề: "Price-to-book (PB) Phương pháp chuẩn để định giá dòng ngân hàng?"

Bài viết mang nội dung phân tích xoay quanh chủ đề nợ xấu (NPL) và không mang tính khuyến nghị mua/bán các mã cổ phiếu được đề cập. Để được tư vấn đầu tư, tìm hiểu thêm thông tin từ chuyên gia, vui lòng truy cập tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
24.95 +0.10 (+0.40%)
24.00 (0.00%)
23.50 +0.30 (+1.29%)
90.60 +0.10 (+0.11%)
45.70 +0.35 (+0.77%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả