Cẩn thận với con sóng tăng giá cuối cùng của cổ phiếu ngân hàng
Cổ phiếu ngân hàng những phiên gần đây đang thu hút dòng tiền vượt trội so với các nhóm khác như chứng khoán, bất động sản,... Tuy nhiên, ít ai biết đây là con sóng tăng giá cuối cùng của nhiều cổ phiếu ngân hàng trước khi bước vào pha giảm dài hạn.
Bài viết này sẽ giúp nhà đầu tư (NĐT) nắm được: chân sóng lớn của cổ phiếu ngân hàng bắt đầu tư khi nào, cơ sở nào cho thấy đây là sóng cuối, sóng cuối tác động gì đến giao dịch của NĐT và cuối cùng đó là NĐT nên hành xử như thế nào ở con sóng cuối này.
1.Chân sóng của cổ phiếu ngân hàng bắt đầu từ khi nào?
Vào giai đoạn tháng cuối năm 2022, đầu 2023 cổ phiếu ngân hàng đã bắt đầu đảo chiều dài hạn. Đây chính là vùng chân sóng của các cổ phiếu nhóm này.
Biểu hiện:
+Sự biến động lớn về giá trong dài hạn( khung thời gian tháng) theo chiều tăng, kéo theo một giai đoạn tăng giá hơn 1 năm của các cổ phiếu.
+Trong suốt giai đoạn hơn 1 năm này, NĐT nếu không dùng đến margin thì rất khó lỗ khi nắm giữ các cổ phiếu đầu ngành nhóm này, vì giá cứ điều chỉnh lại một phần rồi lại tăng tiếp cho đến hiện tại. Đây là lợi thế của NĐT khi cổ phiếu đang trong xu hướng tăng dài hạn.
2.Cơ sở nào cho thấy đây là con sóng tăng giá cuối của cổ phiếu ngân hàng?
-Tính từ cuối năm 2022 đầu 2023, các cổ phiếu ngân hàng đã có 2-3 nhịp tăng trung hạn lớn
-Dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật, theo nguyên lý sóng Elliott, một xu hướng tăng giá chính( hoặc giảm giá) sẽ có cấu trúc điển hình với một bộ gồm 5 sóng cơ bản 1-2-3-4-5.
Nguồn: wikipedia
-Hiện tại các cổ phiếu đầu ngành ngân hàng đều đang ở con sóng số 5, tức là phần cuối của xu hướng tăng giá dài hạn hiện tại.
Ví dụ cổ phiếu VCB, thậm chí đã chạy đủ 5 sóng
Hoặc một ví dụ khác như MBB đang trong sóng 5( sóng cuối)
3.Sóng cuối tác động đến giao dịch như thế nào?
-Vì là sóng cuối, nên đây sẽ là lúc nhiều nhà đầu tư trung và dài hạn tiến hành chốt lời. Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đứng ngoài không tham gia, sau khi đã chốt lời xong ở sóng 3 (nhịp tăng trung hạn ngay trước đó)
-> Sóng 5 thường dễ bị hụt về biên độ, nghĩa là có thể quay đầu giảm bất cứ lúc nào. Độ rủi ro và xác suất thành công sẽ thấp hơn so với phần thân cá là sóng 3.
-Nhiều cổ phiếu thậm chí còn không có sóng 5.
Ví dụ pha tăng dài hạn của DXG giai đoạn 2020-2022, không có sóng 5
4.Nhà đầu tư nên hành động thế nào nếu muốn giao dịch ở sóng cuối?
-Chỉ nên giao dịch ngắn hạn thay vì đầu tư nắm giữ trong trung và dài hạn.
-Mua bao nhiêu? -> Không nên mua quá 30% tổng vốn đầu tư.
-Tính toán sẵn vùng cắt lỗ, cụ thể hóa số tiền mà mình sẽ mất nếu vi phạm vùng cắt lỗ. Đó là ngưỡng chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân và không giống nhau. Nếu số tiền này ngoài khả năng chấp nhận, nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng gồng lỗ chứ không bán khi giá cổ phiếu vi phạm cắt lỗ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận