Bài toán room tín dụng và lạm phát 6 tháng cuối năm
Trước tình hình lạm phát tăng mạnh ở các nước trên thế giới, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ vấn đề này. Bài toàn “lạm phát” vẫn là câu hỏi khó cho giai đoạn 6 tháng cuối năm trước tình trạng room tín dụng cạn kiệt. Liệu rằng có đáp án nào để cân bằng hay không?
Tình hình tín dụng 6 tháng đầu năm
Được biết nửa đầu năm nay, các ngân hàng đã sử dụng hết 2/3 chỉ tiêu tín dụng cả năm. Thậm chí, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đã sử dụng hết room tín dụng cả năm. Theo bà Nguyễn Thị Hương, Phó tổng giám đốc ABBank, nửa đầu năm nay, ngân hàng này đã “xài” hết hơn 99% room tín dụng cả năm. Trong khi đó, lãnh đạo Agribank cũng cho biết, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đã lên tới 6%, trong khi room tín dụng cả năm chỉ được NHNN cấp cho 7%.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 27/5/2022 ước đạt 7,75%, mức cao nhất trong 10 năm qua và tăng gần gấp đôi so với mức tăng trưởng cùng kỳ năm ngoái.Diễn biến này đã khiến cho lãi suất suất trên thị trường liên ngân hàng có diễn biến giảm mạnh, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021 tới nay
Trước tình hình cạn room tín dụng ở nhiều ngân hàng, hiện nay nhiều ngân hàng thương mại đã có công văn đề nghị NHNN nới room tín dụng để có thêm dư địa nửa cuối năm. Mặc dù NHNN chịu nhiều áp lực bởi lạm phát tăng cao trên thế giới. Tuy nhiên, dư địa nới lỏng tín dụng vẫn đang còn. Nguyên nhân là lạm phát trong nước vẫn được kiểm soát tốt, lãi suất liên ngân hàng đang ở mức thấp. tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống vẫn còn dư địa so với mục tiêu 14%.
Ý kiên trái chiều về nới room tín dụng
Đến nay, giới chuyên gia vẫn có hai luồng quan điểm về câu chuyện nới room tín dụng của các ngân hàng.
Các chuyên gia kinh tế dự báo, việc nới room, nếu có, sẽ diễn ra vào quý IV/2022 khi nền kinh tế vĩ mô đã được định hình rõ hơn, đồng thời sẽ được NHNN xem xét kỹ tùy từng trường hợp
Nới không được, siết không xong
Nới room là vấn đề nóng bỏng hiện nay, vì liên quan trực tiếp đến túi lợi nhuận của các ngân hàng. Việt Nam nới lỏng tín dụng cũng không được, mà thắt chặt tín dụng cũng không xong. Nới lỏng tín dụng sẽ khiến lạm phát tăng cao, nhưng thắt chặt tín dụng cũng làm cung hàng hóa suy giảm trong bối cảnh cầu bắt đầu phục hồi, đẩy giá cả và lạm phát tăng cao.
Thắt hay nới tín dụng là vấn đề vô cùng nhạy cảm hiện nay. Chính vì vậy, tư duy thông thường là nhà điều hành sẽ cố gắng giữ bằng được mức tăng trưởng tín dụng trên dưới 14% như mục tiêu đề ra. Hơn nữa, vấn đề nới hay siết tín dụng cũng phải nhìn vào vòng quay của đồng tiền. Thực tế, vòng quay của tiền 6 tháng đầu năm nay đã tăng lên rất nhiều: 2,7 lần, thay vì 1,7 lần cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là yếu tố NHNN cân nhắc khi điều hành tín dụng,
6 tháng cuối năm, các tổ chức tín dụng cần chọn lọc, thẩm định, cho vay các dự án hiệu quả, có khả năng trả nợ, đóng góp tích cực vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao để đảm bảo an toàn hệ thống. Hy vọng vấn đề lạm phát và cạn room tín dụng có thể được giải quyết sớm để doanh nghiệp có thể ổn định sản xuất và phát triển.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận