Quy hoạch điện 8 và những điều cần biết
Ngày 15/5, Thủ tướng chính thức ban hành quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 (Quy hoạch điện VIII). Đây là một thông tin tích cực đối với ngành điện nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Trong bối cảnh EVN báo lỗ hơn 26.200 tỷ đồng do chi phí sản xuất điện tăng cao, đặc biệt là giá than tăng hơn 3 lần ảnh hưởng đến giá điện hiện nay. Đây là một trong những lí do khiến cho giá điện đã phải tăng 3% trong năm 2023 này. Như vậy, quy hoạch Điện 8 là một cơn gió mát xoa dịu sự căng thẳng và áp lực mà Doanh nghiệp đang gặp phải:
Quy hoạch điện 8 đã có lộ trình cắt giảm mạnh mẽ điện than, đưa mục tiêu phát triển trong vòng 20 năm (từ 2030 - 2050) xóa bỏ hoàn toàn điện than để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí. Đặc biệt, từ nay đến 2030, điện mặt trời được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất... Với lộ trình hiện tại, điện than sắp tới sẽ được nhà nước cắt giảm triệt để, vừa đảm bảo về môi trường và đặc biệt là nguồn nguyên vật liệu ko phụ thuộc vào than như trước mà sẽ đa dạng và an toàn môi trường nhiều hơn, đặc biệt là chỉ số Cacbon Footprint.
2. Ưu tiên phát triển điện tái tạo phục vụ xuất khẩu như thuỷ điện, điện khí, điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời..
Quy hoạch điện 8 theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng hoá thạch, tập trung gia tăng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như thuỷ điện, điện gió trên bờ và ngoài khơi, điện mặt trời và sinh khối…. giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt chỉ số Cacbon footprint sẽ được đảm bảo, lưu ý đây là chỉ tiêu về lượng CO2 thải ra môi trường mà Việt Nam được thải ra trong năm.
Với việc quy hoạch điện 8 thì các Doanh nghiệp làm về năng lượng tái tạo sẽ được mở ra một làn gió mới. Đặc biệt là điện mặt trời, điện gió. Trong bối cảnh hiện tượng ELNINO đang khiến cho thủy điện gặp vô vàn khó khăn và thách thức. Điện than thì sẽ bắt đầu bị thay thế bởi các dự án điện gió và điện mặt trời nhiều hơn. Vấn đề được đặt ra với các Doanh nghiệp sẽ là bài toán về hệ thống truyền tải điện. Các dự án năng lượng tái tạo cần quỹ đất lớn vì thế nên các vị trí xa trung tâm sẽ là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, nếu không tính toán được vị trí hợp lý để chi phí truyền tải điện ở mức hợp lý thì Doanh nghiệp sẽ phải đối diện với vấn đề hóc búa nhất là truyền tải điện.
Theo Bộ Công thương, quy hoạch đến năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện là 158,244 MW (không bao gồm xuất khẩu). Trong đó, thủy điện chiếm 18,5%, nhiệt điện than 19%, nhiệt điện khí trong nước 9,4%, nhiệt điện 14,2%, nhiệt điện gió trên bờ 13,8%, điện mặt trời 13% (được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất)…
Định hướng đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện khoảng 490,005 - 573.000 MW, thủy điện chiếm 6,3 - 7,3%, không còn sử dụng than để phát điện, nhiệt điện sử dụng sinh khối 4,5 - 6,6%, điện gió ngoài khơi 14,3 - 16%...
Phấn đấu đến năm 2030 có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia).
Đối với chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%.Vì thế, Doanh nghiệp nào nắm bắt được Quy hoạch điện 8 trong thời gian 5 năm tới sẽ có thể biến mảng năng lượng thành thế mạnh và bứt phá.
4. Doanh nghiệp Điện gió trên sàn Chứng khoán
Hiện tại có 9 doanh nghiệp được niêm yết (FCN, GEG, GEX, HDG, LCG, REE, PC1, TTA, TV2) đang sở hữu các dự án điện gió đã đi vào vận hành thương mại. Tổng công suất vận hành Doanh nghiệp này là 770.3 MW và chiếm 19% tổng công suất ngành điện gió. Bên cạnh đó, điện gió chỉ chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong cơ cấu Doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp này bởi quá trình đưa vào vận hành các dự án gặp khó khăn do chưa có cơ chế giá cụ thể từ Chính phủ.
Tóm lại Quy hoạch Điện 8 đã phần nào cởi bỏ nút thắt cho các Doanh nghiệp làm về năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời và điện gió. Mặc dù đây chỉ là bước đầu để giải quyết những vấn đề thay thế nguồn năng lượng điện truyền thống là điện than, nhưng quy hoạch điện 8 sẽ hứa hẹn mang lại một sự thay đổi tích cực với toàn bộ ngành điện trong 5 năm tới.
Chia sẻ thông tin hữu ích