menu
24hmoney

Bài của PHẠM THANH TÙNG

Ảnh đại diện
Đánh giá tác động của Dự thảo Thông tư quy đinh về cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ
Phần 1: Điểm tin chính sách đã ban hành từ tháng 3/2023
- 05/03: Chính phủ ban hành Nghị định 8/2023 sửa đổi, bổ sung một số quy định trong phát hành riêng lẻ và kinh doanh trái phiếu
- 11/03: Chính phủ ban hành Nghị quyết 33 về Nhà ở xã hội và tái cơ cấu cho vay phát triển BĐS
- 14/03: NHNN hạ một số lãi suất điều hành từ 50 đến 100 bps
- 26/03: Dự thảo Thông tư 16 của NHNN cho phép ngân hàng mua lại trái phiếu với một số điều kiện nhất định
- 28/03: Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý vướng mắc về tài sản đối với Nghị quyết 33 ban hành ngày 11/3 bằng Văn bản 178/Ttg-CN
- 31/03: NHNN cắt giảm thêm 30-50 bsp một đợt lãi suất chính sách, bao gồm lãi suất tái cấp vốn và trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng
- 03/04: Chính phủ ban hành Nghị định 10 hướng dẫn tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các nhà phát triển BĐS. Việc ban hành nghị định 10 dự kiến sẽ lùi ngày luật đất đai mới có hiệu lực (có thể đến nửa đầu năm 2024), mở rộng thời gian đệm để xử lý những điều xấu còn sót lại và giảm các vụ bắt giữ trở đi.
- 04/04: NHNN chỉ đạo gói 120 nghìn tỷ đồng cho dự án nhà ở xã hội.
- 14/04: Nghị định 12/2023/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế thu nhập DN, cá nhân và tiền thuê đất năm 2023. Theo đó, các khoản thuế sẽ được gia hạn đến cuối năm và đảm bảo nộp trong năm 2023. Các đối tượng được gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân hoạt động sản xuất trong các ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm thủy sản, sản xuất chế biến thực phẩm, xây dựng, khai thác dầu thô, khí đốt tự nhiên, sản xuất đồ uống, hóa chất…
Phần 2: Đánh giá tác động của một số chinh sách
1. Kỳ họp Quốc hội tháng 5: Luật Các Tổ chức tín dụng (Sửa đổi) trao quyền cho ngân hàng trong xử lý nợ xấu
Dự thảo Thông tư của NHNN về việc giãn nợ, hỗ trợ lãi suất và không phân loại nợ đối với doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền.
Trên thực tế, đề xuất giãn nợ, cơ cấu thời hạn trả và giữ nguyên nhóm nợ đã được đề xuất từ cuối 2022 và không phải là vấn đề mới. Trong giai đoạn Covid, chính sách này đã được áp dụng.
Điều kiện để được đánh giá cơ cấu nợ:
+) Không có khả năng trả nợ gốc/ lãi đến hạn do nguyên nhân khách quan của kinh tế, thị trường.
+) Có khả năng trả nợ đầy đủ theo thời hạn mới được cơ cấu
+) Khoản nợ không vi phạm pháp luật
+) Không do chủ quan, SXKD yếu kém, thua lỗ do chính khách hàng
Tác động của thông tư nếu được thông qua:
Đối với các ngân hàng:
+) Giúp chất lượng tài sản trên BCTC duy trì dù thực tế, chất lượng nợ đã suy giảm
+) Vẫn phải thực hiện trích lập dự phòng như thông thường dù đã được cơ cấu giữ nhóm.
Đối với các doanh nghiệp:
+) Các doanh nghiệp sản xuất và BĐS đủ điều kiện theo đánh giá của các Ngân hàng, Cơ quan chức năng sẽ được hưởng lợi giảm bớt áp lực thanh khoản. Thời hạn cơ cấu tối đa kéo dài 1 năm.
+) Cá nhân đang vay mua BĐS sẽ không được hưởng lợi.
=> Đánh giá:
Nếu được áp dụng thì thông tư này sẽ giảm bớt áp lực về thanh khoản cho các doanh nghiệp trong ngắn hạn. Tuy nhiên, việc áp dụng thực tế vẫn sẽ phụ thuộc vào ý kiến từ các cơ quan điều hành, các ngân hàng trong việc lựa chọn doanh nghiệp được hỗ trợ (nhiều khả năng là các doanh nghiệp lớn, tiềm ẩn rủi ro hệ thống cao). Không phải dự án doanh nghiệp nào cũng sẽ được cơ cấu/ giãn nợ.
Với tình hình kinh tế tăng trưởng chậm trong quý 1 so với cùng kỳ dù quý 1 năm ngoái nền kinh tế chưa thực sự mở cửa trở lại, lực cầu yếu từ cả trong lẫn ngoài nước, thông tư này mang tính chất trì hoãn các vấn đề liên quan đến nợ, giúp các ngân hàng, doanh nghiệp có thêm thời gian, không có tác động kích cầu, giải quyết các vấn đề liên quan đến bản chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Biện pháp hỗ trợ mang tính thời điểm và ngắn hạn này cho thấy Chính phủ thấy được khó khăn kinh tế trong giai đoạn tới. Nếu lực cầu và thị trường BĐS không trở nên tích cực trong giai đoạn được cơ cấu thì vấn đề vẫn không được giải quyết, rủi ro hệ thống sẽ lớn hơn khi hết thời hạn.
Đánh giá tác động của Dự thảo Thông tư quy đinh về cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ. Phần  ...
2. Chính sách thuế GTGT 2023 (dự kiến 1/7-31/12/23)
Phương Án thực hiện:
- Phương án 1, giảm 2% mức Thuế VAT đối với nhóm hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%
- Phương án 2, giảm 2% mức thuế suất thuế VAT với nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng mức thuế VAT 10%, trừ một số nhóm hàng hoá, dịch vụ như đã áp dụng trong năm 2022 theo Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
Nhóm hàng không được giảm thuế : viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt;
Theo đánh giá của doanh nghiệp thì phương án 1 ổn và dễ thực hiện hơn. Việc giảm VAT làm kích cầu mua sắm trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm do lực cầu yếu. Tuy nhiên, chính sách cần đơn giản nhất có thể vì với chính sách giảm thuế VAT như năm 2022 thì các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc kê khai thuế, xuất hóa đơn thậm chí bị giữ tiền hoàn thuế do thủ tục rườm rà, đặc biệt khi vắt giữa 2 giai đoạn giảm và kết thúc giảm thuế.
Nhiều doanh nghiệp, cả doanh nghiệp nước ngoài, dù nộp đầy đủ hồ sơ nhưng cơ quan thuế viện đủ lý do để không hoàn thuế, như yêu cầu thêm chứng từ, chuyển từ hoàn thuế trước kiểm tra sau sang kiểm tra trước, hoàn thuế sau để kéo dài thời gian hoàn thuế. Sau khi kiểm tra xong lại đưa ra thêm các yêu cầu, đòi hỏi vô lý, thậm chí thà chấp nhận viết thư xin lỗi doanh nghiệp chứ không giải quyết hoàn thuế.
KẾT LUẬN
Các chính sách tài khóa hỗ trợ nền kinh tế hiện tại đang được thảo luận và có khả năng được đẩy mạnh trong thời gian tới. Dư địa của Chính phủ đối với chính sách tài khóa là rất nhiều khi tỷ lệ Nợ công/ GDP đang ở mức thấp và liên tục giảm trong 5 năm qua. Cán cân ngân sách hàng kỳ đều dương với thu ngân sách liên tiếp lập kỷ lục. Vấn đề nằm ở việc sợ trách nhiệm của các ban ngành, các thủ tục, bộ luật chồng chéo gây chậm trễ và giảm tác dụng của chính sách tài khóa.
Thanh Tùng - PTT
Nhóm Tư Vấn Đầu Tư VCCI4 - HSC
Nhà đầu tư lưu ý
6 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ