Ảnh đại diện Pro
CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG CUỐI NĂM 2022
Thời gian gần đây, liên tục các tin tức xấu về trái phiếu xảy ra ảnh hưởng khá nhạy cảm tới nhóm ngân hàng. Đa số nhà đầu tư sẽ có xu hướng né tránh nhóm cổ phiếu này trong vài quý tới. Những tin tức sự kiện đã qua, mình sẽ không bàn luận lại vì ai cũng có thể nắm bắt, điều mình muốn nói lúc này là khi hầu hết mọi người né thì ai sẽ quan tâm đến cổ phiếu ngân hàng?
Có 3 nhóm đối tượng chính đang quan tâm đến nhóm cổ phiếu ngân hàng: nhà đầu tư bị kẹt cổ phiếu ( gồng lỗ), người muốn bắt đáy ăn chênh lệch giá và nhà đầu tư chân chính với mục đích tích sản.
Đối với người muốn bắt đáy cổ phiếu ngân hàng, họ thường lưu ý 2 yếu tố:
Theo dõi biến động giá cổ phiếu: Cái nhìn của người bắt đáy là cái nhìn của sự vận động giá cổ phiếu, Theo dõi cp nào giảm mạnh nhất trong 1 tháng trở lại đây vì tinh thần của người bắt đáy là phải mua những nhóm cp xấu nhất giảm mạnh nhất. Để ý thấy trong vòng 1 tháng trở lại đây, nhóm cp ngân hàng suy giảm gần 30%. Với 1 nhóm cp có nhiều cp giảm mạnh hơn trung bình ngành thì xác suất bắt đáy là nhiều
Thứ hai, Cổ phiếu nào đang định giá thấp nhất: thấp nhất không phải so sánh với trung bình ngành của cổ phiếu đó mà so sánh với chính nó trong vòng 10 năm trở lại đây. Nhóm ngân hàng chúng ta sẽ quan tâm tới chỉ số P/B. Lấy ví dụ 1 cổ phiếu điển hình có P/B thấp nhất =0.94 là CTG.
Sau khi đã xác định được 2 yếu tố trên, người bắt đáy chỉ cần canh dòng tiền vào và nhập lệnh.
=>Tuy nhiên bài viết này mình sẽ tập trung chính vào chiến lược mà một nhà đầu tư chân chính lựa chọn cổ phiếu ngân hàng để tích sản.
Nhà đầu tư lâu dài là những người cầm tiền lớn, luôn ở lại thị trường và chờ đợi cơ hội lớn. Họ sẽ tập trung chính và 1 doanh nghiệp và ra quyết định dựa vào phân tích cơ bản của một doanh nghiệp.
Vậy đầu tư lâu dài cần quan tâm những yếu tố nào:
1. Sản phẩm
Với nhóm ngân hàng, chúng ta hạn chế quan tâm ngân hàng có sản phẩm liên quan chứng khoán nợ (cụ thể trái phiếu), một vấn đề khá nhạy cảm và ảnh hưởng tới nhóm cp ngân hàng. Sản phâm trái phiếu cần phân tích rõ nguồn gốc, nếu ngân hàng có nhiều trái phiếu nhưng là trái phiếu chính phủ thì độ an toàn không có gì bàn.
Dưới đây là xếp hạng các ngân hàng đang nắm giữ trái phiếu:
CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG CUỐI NĂM 2022. Thời gian gần đây, liên tục các tin tức xấu về trái phiếu xảy ra ảnh  ...
2. Lợi thế cạnh tranh
Để phân tích lợi thế cạnh tranh của bất kỳ cổ phiếu nào ta cũng cần vẽ mô hình kinh doanh của nó. Với cổ phiếu ngân hàng cũng vậy, đánh gia lợi thế cạnh tranh qua 2 nguồn: huy động và cho vay.
Một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh tốt là huy động với lãi suất thấp mà cho vay với lãi suất cao vì khi đó chi phí thấp và lợi nhuận sẽ cao.
Huy động: Chỉ số phản ánh mức huy động chi phí rẻ là CASA, chỉ số này càng cao lợi thế cạnh tranh càng lớn. Xếp hạng theo thứ tự giảm dần: TCB, MBB, MSB, ACB, STB
Lấy ví dụ SCB mới đây nâng lãi suất huy động thêm 0.5% => có vấn đề về huy động vốn, không có lợi thế cạnh tranh tốt.
Cho vay: dựa vào chỉ số NIM, xếp hạng giảm dần: VPB, MBB, TCB, ACB, VIB
3. Hiệu quả kinh doanh
ROA, ROE: nhóm chỉ số này giúp chúng ta đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng: VPB,MBB, TCB, VIB,STB, TPB
4. Quản trị rủi ro: vấn đề quản trị rủi ro cũng là một trong các yếu tố cần đánh giá, 1 ngân hàng quản trị rủi ro tốt sẽ phù hợp để lựa chọn. Xếp hạng theo thứ tự giảm dần: VCB, BID, MBB, ACB, CTG, TPB, TCB
5. Định giá
Rất nhiều cổ phiếu ngân hàng đang được định giá hấp dẫn, xếp hạnh theo thứ tự giảm dần:
CTG, MSB, OCB, ACB, MBB, SHB, LPB
TỔNG KẾT:
Sau khi xếp hạng các cp tiềm năng, chúng ta chọn lọc được như sau
Ưu tiên 1: ACB, VPB, MBB
Ưu tiên 2(mua rẻ): CTG, STB, MSB
Nhà đầu tư lưu ý
Mã chứng khoán liên quan bài viết
24.95 +0.10 (+0.40%)
35.00 (0.00%)
24.00 (0.00%)
32.65 -0.40 (-1.21%)
19.05 -0.15 (-0.78%)
prev
next
2 Yêu thích
1 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ