24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

VIDEO] VN-INDEX 01/08/2024: Dòng thép bị bán mạnh - Xổ số cổ phiếu sàn tiếp theo

Tưởng chừng thị trường sẽ có phiên giao dịch cuối tháng thuận lợi, thậm chí có thể chinh phục ngưỡng cản MA20 sau những diễn biến của phiên sáng. Tuy nhiên, trong phiên chiều, thị trường lại rung lắc khá mạnh.

Trong phiên sáng, với trợ lực từ các mã bluechip sau kết quả kinh doanh quý II khả quan được công bố, cùng dòng tiền bắt đáy chảy mạnh vào các mã vừa và nhỏ giảm sâu thời gian qua giúp thị trường có phiên giao dịch tích cực. VN-Index tăng hơn 9 điểm với thanh khoản tăng mạnh so với 4 phiên liền trước.

Với diễn biến này, nhiều nhà đầu tư đã kỳ vọng vào phiên khởi sắc cuối tuần, thậm chí VN-Index có thể chinh phục được ngưỡng cản MA20 (1.265 điểm). Tuy nhiên, thị trường không khi nào là dễ đoán. Mở cửa phiên chiều, VN-Index chỉ nhích nhẹ theo đà quán tính của lực mua còn tồn dư cuối phiên sáng, ngay sau đó lực bán đã nhanh chóng được tung ra đẩy VN-Index lùi về sát tham chiếu theo hình răng cưa. Khi cách tham chiếu chỉ hơn 1 điểm, VN-Index đã được kéo trả lại nhờ các đầu tàu VCB và nhóm ngân hàng, VNM, GAS…

Chốt phiên, VN-Index tăng 6,45 điểm (+0,52%), lên 1.251,51 điểm với 206 mã tăng và 224 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 748,9 triệu đơn vị, giá trị 17.570,1 tỷ đồng, tăng 15% về khối lượng và 28% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 63,4 triệu đơn vị, giá trị 2.250,8 tỷ đồng.

Trong khi đó, VN30 tăng tốt hơn VN-Index khi tăng 11,27 điểm (+0,88%), lên 1.299,09 điểm với 19 mã tăng, 9 mã giảm và 2 mã đứng giá.

Tăng mạnh nhất trong nhóm VN30 vẫn là VNM sau thông tin kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu quý II đạt mức kỷ lục, lợi nhuận tăng trưởng 2 con số. Trong phiên chiều, VNM nới rộng thêm đà tăng, đóng cửa tăng 5,76% lên 71.600 đồng, khớp 21,14 triệu đơn vị. Tiếp là HDB tăng 3,95% lên 26.300 đồng, khớp 9,1 triệu đơn vị; GAS tăng 3,5% lên 79.900 đồng, khớp 3,2 triệu đơn vị.

Tiếp theo là các mã ngân hàng như VIB (+2,91%), VPB (+2,43% lên 19.000 đồng, khớp 35 triệu đơn vị), VCB (+1,94%, lên mức cao nhất ngày 89.200 đồng), BID (+1,71%), ACB (+1,66%), cùng các mã khác trong nhóm là TCB, TPB, SHB, STB. Bên cạnh đó, một số mã bluechip khác cũng có sắc xanh như FPT, SAB, BVH, VJC, MWG, POW thậm chí VIC cũng quay đầu đảo chiều thành công với sắc xanh nhạt.

Trong khi đó, ở chiều ngược lại PLX và HPG là 2 mã giảm mạnh nhất lần lượt -2,55% xuống 45.900 đồng, khớp 3,2 triệu đơn vị và -2,51% xuống 27.200 đồng, khớp 24,3 triệu đơn vị. Các mã còn lại chỉ giảm nhẹ trên dưới 0,5%. Hai mã đứng tham chiếu là CTG và VHM.

Trong nhóm này, nhóm tăng giá đóng góp cho VN-Index tới 9,5 điểm, trong khi nhóm giảm chỉ lấy đi của chỉ số chỉ 3,3 điểm. Đây là lý do giúp VN-Index được kéo trở lại dù số mã tăng ít hơn số mã giảm.

Trong nhóm chứng khoán, VIX duy trì sắc tím khi lực bán không còn nhiều, trong khi lệnh tranh mua vẫn cao khiến giao dịch không sôi động như phiên sáng khi chỉ khớp thêm chưa tới 1 triệu đơn vị trong phiên chiều, nâng tổng khớp cả ngày lên 28,7 triệu đơn vị và còn dư mua trần tới hơn 10 triệu đơn vị.

Ngoài ra có thêm ORS tăng 2,36% lên 13.000 đồng, cùng 4 mã khác có sắc xanh nhạt, trong khi sắc đỏ cũng nhiều hơn so với phiên sáng với 6 mã so với 2 mã của phiên sáng, nhưng cũng chỉ giảm dưới 1%, ngoại trừ TVS giảm 2,15%.

Trong nhóm bất động sản, lực bán mạnh trong phiên chiều khiến QCG và LDG không còn giữ được mức trần. Trong đó, QCG chỉ còn tăng 1,52% lên 7.350 đồng, khớp 6,2 triệu đơn vị, thậm chí có lúc đã bị đẩy trở lại dưới tham chiếu. Trong khi đó, LDG tăng 6,06% lên 2.100 đồng, khớp 6,2 triệu đơn vị.

Dù lực cầu bắt đáy chảy mạnh đã giải cứu HBC thành công trong phiên sáng, nhưng nhiều nhà đầu tư đang nắm giữ HBC vẫn tỏ ra thất vọng và muốn thoát khỏi khoản đầu tư này nên đã tận dụng lực cung lớn để đẩy mạnh bán ra trong phiên chiều, đẩy HBC trở lại mức sàn 5.850 đồng, khớp 15,2 triệu đơn vị và còn dư bán sàn.

Dù hạ nhiệt, nhưng NVL vẫn giữ được mức tăng tốt 3,95% lên 11.850 đồng, khớp 18,4 triệu đơn vị. Ngoài ra, DXS và DRH cũng có mức tăng tốt hơn 4%.

Trong nhóm cổ phiếu thép, ngoài TNI có thêm DTL có sắc xanh nhạt, POM đứng tham chiếu, còn lại đều giảm. Trong đó, SMC cùng cảnh ngộ với TLH bị đẩy xuống kịch sàn 12.350 đồng và 6.830 đồng. HSG giảm mạnh 4,8% xuống 21.800 đồng, NKG cũng giảm 3,83% xuống 22.600 đồng, HSG giảm 2,51% xuống 27.200 đồng.

Sàn HOSE rung lắc đã ảnh hưởng tiêu cực tới sàn HNX khi ngay trong mấy phút đầu phiên chiều đã bị đẩy xuống dưới tham chiếu và không thể trở lại dù có nỗ lực cuối phiên.

Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,51 điểm (-0,22%), xuống 235,36 điểm với 80 mã tăng và 81 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 52,9 triệu đơn vị, giá trị 1.081,7 tỷ đồng, giảm 14% về khối lượng và 7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 7 triệu đơn vị, giá trị 138,3 tỷ đồng.

Trong 6 mã có thanh khoản trên 2 triệu đơn vị, chỉ có duy nhất CEO còn giữ được sắc xanh khi đóng cửa, MBS đứng tham chiếu, còn lại đều giảm. Trong đó, SHS có thanh khoản tốt nhất với 6 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 1,22% xuống 16.200 đồng, CEO khớp 3,89 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,99% lên 15.400 đồng, MBB, TNG, PVS và VGS là các mã có thanh khoản hơn 2 triệu đơn vị.

UPCoM dù cũng nỗ lực trở lại vào cuối phiên, nhưng cũng không đủ sức để trở lại tham chiếu.

Chốt phiên, UPCoM-Index giảm nhẹ 0,18 điểm (-0,19%), xuống 95,07 điểm với 124 mã tăng và 117mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 47 triệu đơn vị, giá trị 978,6 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,5 triệu đơn vị, giá trị 43,2 tỷ đồng.

BSR là mã có thanh khoản vượt trội với 16,42 triệu đơn vị và đóng cửa tăng 5,07% lên 22.800 đồng, hạ nhiệt một chút so với phiên sáng. Trong khi mã đứng thứ 2 về thanh khoản là DGT chỉ khớp 2,39 triệu đơn vị, đóng cửa nới đà giảm tới 9,2% xuống 7.900 đồng (đóng cửa phiên sáng chỉ giảm 3,45%). Ngoài ra, còn có 6 mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị, trong đó có duy nhất ABB đóng cửa tăng 1,27% lên 8.000 đồng; 2 mã đóng cửa tham chiếu là VGT và BVB, còn lại đều giảm với mức giảm mạnh nhất là TVN giảm 7% xuống 9.300 đồng, bất chấp kết quả kinh doanh quý II được công bố rất khả quan.

Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng theo thị trường cơ sở, trong đó hợp đồng đáo hạn tháng 8 là VN30F2408 tăng 11,9 điểm (+0,92%), lên 1.304,3 điểm với 204.305 hợp đồng được giao dịch, tương đương giá trị 26.530 tỷ đồng; khối lượng mở 59.320 hợp đồng.
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
26.10 +0.25 (+0.97%)
18.80 (0.00%)
19.35 +0.05 (+0.26%)
9.72 -0.15 (-1.52%)
19.05 -0.15 (-0.78%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả