VIC - Liệu đã tới điểm bắt đáy chưa?
Nhận được khá nhiều câu hỏi "có nên bắt đáy VIC bây giờ không?", mình sẽ đưa ra một vài phân tích để anh chị em tự đưa ra quyết định cho bản thân.
Mặc dù VIC từng là cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng cổ phiếu này lại không có tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư cá nhân, bởi thiếu đi sự sôi động với biên độ không đủ lớn và thanh khoản chỉ 1-2 triệu cổ phiếu/ngày.
Tuy vậy, trong vòng 2 tháng vừa qua, VIC đã dần trở thành 1 hiện tượng trong giới đầu tư, với mức tăng 50% trong 1 tháng, từ giá 50 lên tới 75, và cũng giảm ngược lại với mức tương tự, về còn quanh vùng 45.000 VND/cp. Mức thanh khoản được đẩy lên 15 triệu cổ phiếu giao dịch mỗi phiên.
Gần như về tới vùng 45 này, anh chị em mới bắt đầu thấy dấu hiệu đi ngang và khối lượng giao dịch giảm dần, có vẻ là tạo đáy? Và tâm lí "bắt đáy" bắt đầu xuất hiện ở nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Theo mình thì không nên, bởi những lí do sau:
(1) VIC đã tạo ra 1 vùng giá "mỏ neo" về tâm lí sau deal niêm yết Vinfast, để anh chị em sẽ luôn thấy giá hiện tại là "rẻ" so với trước đó. Ví dụ, anh chị em sẽ luôn nhìn vùng giá 75 để cho rằng tiềm năng của VIC là nằm ở đó, và chúng ta mua giá 45 thì sẽ rất hời.
Nhưng:
(2) VIC là 1 cổ phiếu không mang tính thị trường. Nếu soi xét số liệu kinh doanh và tài chính, anh chị em sẽ thấy doanh nghiệp này có mức doanh thu và lợi nhuận tương đối khủng, có thể gọi là top của thị trường, nhưng kể từ năm 2018 đến nay, cổ phiếu không bao giờ xuất hiện 1 xu hướng tăng đủ lớn.
(3) Phần lớn cổ phần của VIC nằm trong tay hệ sinh thái của chủ tịch PNV và những người có liên quan, do đó mà giá cổ phiếu không có tính sôi động. Theo mình tính toán, khoảng hơn 80% cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông lớn đều có liên quan đến ông PNV. Do vậy mà sức mạnh của nhà đầu tư cá nhân gần như không đáng kể đối với cổ phiếu VIC, khác với 1 vài cổ phiếu lớn như HPG, SSI, VND.
(4) VIC thành công trong việc đẩy mức khối lượng giao dịch lên gấp chục lần so với giai đoạn trước. 2 tháng vừa qua, trung bình mỗi phiên giao dịch, khối lượng khớp lệnh của VIC lên đến hơn 15 triệu cổ phiếu, tương đương 750 tỷ. Và anh chị em hãy tự trả lời câu hỏi:
Ai là người đã bán ra một khối lượng cổ phiếu lớn như vậy? Liệu có phải là nhà đầu tư cá nhân? Hay cá nhân là người luôn lao vào bắt đáy, và mua lại của một ai đó?
Thời điểm hiện tại, khi giá VIC đã về 45.000, theo mình thì đà giảm cũng sẽ tạm ngưng, tạo 1 vùng cân bằng và đi ngang với thanh khoản nhỏ dần.
Nhưng với một thị trường vẫn còn đầy rẫy cơ hội đầu tư như hiện tại, liệu anh chị em có nên liều mình lao vào bắt đáy VIC với mong muốn "kiếm tí rồi đi ra"? Khi mà VIC đang không có 1 câu chuyện nào đủ hấp dẫn để tăng giá sau khi xong deal niêm yết Vinfast.
Và nếu anh chị em mong muốn 1 đội tạo lập nào đó vào kéo cổ phiếu VIC, liệu họ có bỏ ra mỗi phiên 750 tỷ để hấp thụ và hết toàn bộ lượng kẹp hàng bên trên?
Với mong muốn đồng hành cùng cộng đồng nhà đầu tư cá nhân, Hoàng chia sẻ đến anh chị em những phân tích trên, dựa vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình. Mọi chia sẻ trên là quan điểm cá nhân của Hoàng để anh chị em tham khảo. Chúng ta hãy cân nhắc và tự chịu trách nhiệm cho những quyết định của mình.
Hãy liên hệ Hoàng qua thông tin ở phần "tiểu sử" để cùng trao đổi và tìm ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho Quý 4/2023.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận